Công tác điều hành xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 89)

Việc điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ điều hành xuất khẩu gạo của Chính phủ, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tiêu thụ hết lúa hàng hóa và đảm bảo giá lúa có lợi cho nông dân, đồng thời phù hợp mặt bằng giá cả hàng hóa trong nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chịu trách nhiệm về việc dự báo và tính toán khối lượng gạo hàng hóa có thể xuất khẩu sau khi trừ đi các nhu cầu tiêu dùng trong nước và yêu cầu về dự trữ.

Đối với những hợp đồng xuất khẩu theo thoả thuận của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài (hợp đồng Chính phủ), Bộ Thương mại trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam để Hiệp hội thống nhất việc tổ chức giao dịch, ký kết hợp đồng và giao hàng. Những hợp đồng này chiếm khoảng trên 50% trong tổng số khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam hằng năm. Các hợp đồng Chính phủ cũng này được Hiệp hội chỉ định giao dịch dự thầu hoặc ký kết hợp đồng xuất khẩu tập trung thông qua việc lựa chọn thương nhân dự thầu. Thương nhân được cử tham gia dự thầu và trúng thầu hoặc được chỉ định để ký hợp đồng tập trung sẽ được xuất khẩu trực tiếp 20% số lượng hàng hóa của hợp đồng đã ký. 80% số lượng hàng hóa còn lại của hợp đồng, Hiệp hội sẽ phân giao cho các thương nhân thành viên có năng lực khác ủy thác xuất khẩu. Còn lại khoảng dưới 50% tổng lượng xuất theo hợp đồng thương mại, do các doanh nghiệp tự quyết định, tự tìm nguồn hàng và đăng ký với Hiệp hội. Căn cứ vào kết quả đăng ký hợp đồng và thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm, Hiệp Hội Lương thực Việt Nam sẽ nhận đăng ký tiếp số lượng xuất khẩu 6 tháng cuối năm cho các đơn vị trên cơ sở chỉ tiêu xuất khẩu gạo định hướng đã được Chính phủ thông báo. Ngoài ra, quy chế của Hiệp hội cũng quy định rõ là khi đàm phán với đối tác ký hợp đồng, các thành viên phải đưa vào điều khoản về việc đăng ký hợp đồng với Hiệp hội và phải được Hiệp hội chấp thuận mới có hiệu lực. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu phải đăng ký hợp đồng, và phải được Hiệp hội chấp thuận mới được xuất khẩu (Hiệp Hội Lương thực Việt Nam, 2009).

89

Hiện nay, tỷ trọng các hợp đồng xuất khẩu chính phủ (G2G) có xu hướng giảm dần. Nếu năm 2007, tỷ trọng hợp đồng G2G chiếm 70% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, thì năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 42,7% và đến năm 2012, 2013 chỉ còn khoảng 20%. Cùng với đó, hợp đồng xuất khẩu gạo với các nhà nhập khẩu nước ngoài chiếm khoảng 20-55% và hợp đồng với các nhà kinh doanh quốc tế chiếm từ 20-40%.

Mặc dù giảm nhưng vai trò của các hợp đồng xuất khẩu chính phủ và vai trò chính phủ rất lớn. Tuy nhiên, khi chưa có sự đồng bộ cũng như phối hợp chặt chẽ giữa dự báo, ký kết hợp đồng và các khâu trong cung ứng, bảo quản nguồn lúa gạo xuất khẩu sẽ dẫn đến những rủi ro, gây ra những thiệt hại không hề nhỏ.

Vào trung tuần tháng 4/2014, Hiệp hội lương thực Việt Nam thông báo trúng thầu xuất khẩu cung ứng 800 ngàn tấn gạo cho Phillipin. Hợp đồng này là tin vui cho xuất khẩu gạo, bởi tổng sản lượng sản xuất khá cao, và nguồn ra thì đang trong giai đoạn kh1o khăn. Sau khi thắng thầu, phía doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chuyển giao lô hàng này cho đối tác kể từ cuối quý 2 và những tháng tiếp theo trong năm 2014.

Thương vụ xuất khẩu 800 ngàn tấn gạo được phân chia cho một số doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ xuất khẩu gạo, trong đó Tổng Công ty Lương thực miền Nam chiếm phần lớn nhất. Để hoàn thành chỉ tiêu, ngoài việc trực tiếp xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài, Tổng Công ty Lương thực miền Nam còn thực hiện hợp đồng ủy thác cho một số doanh nghiệp ở các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long đảm nhận xuất khẩu gạo. Đây là một cơ hội lớn, vừa tạo thêm việc làm, vừa có điều kiện khơi tăng nguồn thu. Tuy nhiên, mặc dù đã nhận hợp đồng ủy thác của Tổng Công ty Lương thực miền Nam, nhiều doanh nghiệp buộc phải từ chối hợp đồng.

Nguyên nhân từ chối hợp đồng là do để thắng thầu, mức giá mà Việt Nam đưa ra không phù hợp. trong đó, so với loại gạo có mức rẻ nhất ở Thái Lan, thương vụ thắng thầu của Việt Nam có giá thấp hơn 30USD/tấn. Với mức giá thắng thầu như vậy, doanh nghiệp nhận hợp đồng ủy thác xuất khẩu gạo sẽ bị lỗ khoảng 300

90

đồng/kg. Vì thế nhiều doanh nghiệp buộc phải từ chối hợp đồng ủy thác xuất khẩu gạo.

Điểu này không chỉ mang lại rủi ro trong việc hoàn thành hợp đồng, khi mà nhiều doanh nghiệp từ chối thực hiện hợp đồng này, mà còn ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu cũng như uy tín của các nhà đấu thầu Việt Nam trong những thương vụ sau. Còn nếu đảm bảo thực hiện hợp đồng bằng mọi giá thì dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, làm cho doanh nghiệp chịu lỗ.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 89)