Thực tiễn thực hiện biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự (Trang 71)

dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản

Theo số liệu thống kê về thi hành án dân sự cho thấy có đến 85% trong tổng số các vụ việc được tổ chức thi hành có liên quan đến đối tượng tài sản thi hành án hoặc bị xử lý để thi hành án là bất động sản hoặc tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo quy định của pháp luật. Do đó, biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản được Chấp hành viên áp dụng nhiều trong thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự và trên thực tế đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, qua gần 03 năm thực hiện, việc áp dụng biện pháp này cũng bắt đầu bộc lộ một số vướng mắc, bất cập cần giải quyết triệt để, cụ thể:

Thứ nhất, việc đăng ký các giao dịch, kê khai thu nhập, tài sản chưa thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để nên việc quản lý, nắm bắt các thông tin về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và các tài sản, thu nhập khác của

người phải thi hành án không thực hiện được, không có cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc tra cứu, sử dụng khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự về tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Mặt khác, pháp luật chưa quy định chế tài cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên trong việc cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người phải thi hành án khi áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản nên nhiều trường hợp họ đã không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên.

Thứ hai, quy định thời hạn áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản như hiện nay trong nhiều trường hợp là quá ngắn để thực hiện:

Tài liệu sơ kết sau 02 năm thi hành Luật Thi hành án dân sự của Bộ Tư pháp cũng đã chỉ rõ về việc không thể tuân thủ đúng thời hạn khi áp dụng biện pháp này. Nguyên nhân của nó là tài sản đang bị áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng có thể là tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, cho nên trước khi chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên Chấp hành viên phải tuân thủ quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự. Theo đó, Chấp hành viên phải thông báo cho các chủ sở hữu chung khác trong thời gian 30 ngày để các đồng sở hữu tự phân chia hoặc khởi kiện ra Tòa án để xác định phần sở hữu, mất nhiều thời gian. Trong khi đó, thời hạn để áp dụng biện pháp này được pháp luật quy định ngắn nên không thể thực hiện được.

Như vậy, bước đầu việc áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản đã có những kết quả nhất định. Qua đó cho thấy quy định của pháp luật về biện pháp này đã được thực tiễn kiểm nghiệm và thừa nhận là đúng đắn và cần thiết, góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cho thấy quy định về biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển

dịch, thay đổi hiện trạng tài sản vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế về việc đăng ký, cung cấp thông tin về tình hình tài sản, thu nhập của người phải thi hành án và thời hạn áp dụng biện pháp này, cần khắc phục trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)