BIỆN PHÁP TẠM GIỮ TÀI SẢN, GIẤY TỜ CỦA ĐƢƠNG SỰ

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự (Trang 40 - 41)

Biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản của đương sự được quy định tại Điều 68 Luật Thi hành án dân sự và được hướng dẫn chi tiết thi hành tại Điều 9 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ. Theo Điều 68 Luật Thi hành án dân sự:

1. Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ để tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng.

2. Việc tạm giữ tài sản, giấy tờ phải lập biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và đương sự. Trường hợp đương sự không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng. biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được giao cho đương sự.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tạm giữ tài sản, giấy tờ, Chấp hành viên phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu xác định được tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc sở hữu của người phải thi hành án;

b) Trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự trong trường hợp đương sự chứng minh tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Việc trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ phải lập biên bản, có chữ ký của các bên [23].

Trước đây, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 không quy định về biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự. Biện pháp này hoàn toàn mới được quy định tại Luật Thi hành án dân sự, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự, nhằm tạo điều kiện một cách tốt nhất để Chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ của mình. Việc quy định biện pháp tạm giữ tài

sản, giấy tờ của đương sự đã tạo ra hành lang pháp lý bảo đảm sự tác nghiệp của Chấp hành viên trong hoạt động thi hành án dân sự, tạo ra bước đột phá, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)