BIỆN PHÁP TẠM DỪNG VIỆC ĐĂNG KÝ, CHUYỂN DỊCH, THAY ĐỔI HIỆN TRẠNG TÀI SẢN

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự (Trang 53 - 54)

ĐỔI HIỆN TRẠNG TÀI SẢN

Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản được quy định tại Điều 69 Luật Thi hành án dân sự và được hướng dẫn chi tiết thi hành tại Điều 10 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ. Theo Điều 69 Luật Thi hành án dân sự:

Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện

trạng tài sản, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng của người phải thi hành án và gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản [23]. Có thể nói, biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản là biện pháp xuất phát từ thực tiễn công tác thi hành án dân sự, đã được Chấp hành viên vận dụng thực hiện trước khi được chính thức quy định trong Luật Thi hành án dân sự. Theo đó, trong quá trình tổ chức thi hành án, nếu phát hiện người phải thi hành án có tài sản và họ có các hành vi thực hiện chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản thì Chấp hành viên có văn bản gửi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Ủy ban nhân dân xã, phường nơi có tài sản, Phòng Công chứng, Phòng cảnh sát giao thông…đề nghị phối hợp trong việc ngăn chặn việc đương sự tẩu tán tài sản. Tuy nhiên, do không được quy định một cách chính thức trong pháp luật nên chưa có cơ sở pháp lý, việc áp dụng và hiệu lực pháp lý của văn bản mà Chấp hành viên ban hành không cao, trong nhiều trường hợp đã không được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận dẫn đến việc người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh thi hành án. Vì vậy, việc quy định biện pháp tạm dừng việc

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự (Trang 53 - 54)