Đối tƣợng bị áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự (Trang 41)

Điều 68 của Luật Thi hành án dân sự quy định về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng. Như vậy, tài sản, giấy tờ của đương sự bị Chấp hành viên ra quyết định tạm giữ có thể bao gồm 03 loại sau đây:

Loại tài sản, giấy tờ thứ nhất: là những tài sản, giấy tờ được xác định một cách rõ ràng, cụ thể trong bản án, quyết định được thi hành là đối tượng của nghĩa vụ thi hành án, (ví dụ như người phải thi hành án có nghĩa vụ phải trả lại tài sản, giấy tờ đó cho người được thi hành án).

Loại tài sản, giấy tờ thứ hai: là các tài sản, giấy tờ đã được bản án, quyết định được thi hành tuyên kê biên, tạm giữ để đảm bảo thi hành một nghĩa vụ khác. Trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì các tài sản, giấy tờ này sẽ bị xử lý để đảm bảo thi hành khoản nghĩa vụ mà bản án, quyết định đã tuyên.

Loại tài sản, giấy tờ thứ ba: là các tài sản, giấy tờ tuy không được tuyên, không được xác định trong bản án, quyết định được thi hành nhưng có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ đó là của người phải thi hành án và có giá trị, có thể kê biên, xử lý để đảm bảo nghĩa vụ thi hành nghĩa vụ của người phải thi hành án nếu người đó không tự nguyện thi hành.

Ví dụ: theo nội dung Bản án dân sự sơ thẩm số 213/2009/DSST ngày 25/6/2010 của Tòa án nhân dân quận T, thành phố H thì ông A phải trả cho ông B số tiền 20 triệu đồng. Sau khi án có hiệu lực pháp luật, ông B có đơn yêu cầu thi hành án và cung cấp cho Chi cục thi hành án dân sự quận T các tài liệu thể hiện thông tin về điều kiện thi hành án của ông A. Trên cơ sở đơn yêu cầu thi hành án của ông B và các tài liệu chứng minh điều kiện thi hành án

của người phải thi hành án gửi kèm theo, Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự quận T đã thụ lý đơn yêu cầu thi hành án và ra quyết định thi hành án, phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành. Chấp hành viên đã thực hiện các thủ tục tống đạt các quyết định, thông báo tới các đương sự, ấn định thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày theo quy định tại Điều 45 Luật Thi hành án dân sự. Tuy nhiên, đã hết thời gian tự nguyện thi hành án mà ông A vẫn không tự nguyện thi hành án. Theo thông tin mà ông B cung cấp rằng ông A vừa mua một chiếc máy sàng cà phê trị giá khoảng 25.000.000 đ (hai mươi lăm triệu đồng), Chấp hành viên đã tiến hành làm việc xác minh điều kiện thi hành án của ông A. Kết quả xác minh trực tiếp cho thấy trong nhà ông A có chiếc máy sàng cà phê nói trên. Theo trình bày của ông A thì chiếc máy này ông vừa mua xong, có giá trị 25.000.000 đ. Do đó, Chấp hành viên đã ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản theo quy định tại Điều 68 Luật Thi hành án dân sự để tạm giữ máy sàng cà phê nói trên của ông A để đảm bảo việc thi hành án.

Biện pháp tạm giữ tài sản của đương sự được Chấp hành viên thực hiện đối với các động sản của người phải thi hành án, đặt những động sản này trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, quyền định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản nhằm trốn tránh việc thi hành án.

Biện pháp tạm giữ giấy tờ của đương sự được Chấp hành viên tiến hành đối với giấy tờ liên quan đến các động sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, giấy tờ có giá hoặc giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đối với bất động sản của người phải thi hành án. Khi áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ của đương sự, để đảm bảo hiệu quả của việc thi hành án, nếu xét thấy cần thiết thì Chấp hành viên có thể đồng thời tạm giữ cả tài sản của người phải thi hành án. Ví dụ: Trong quá trình tổ chức thi hành án, Chấp hành viên phát hiện người phải thi hành án có sổ tiết kiệm tiền gửi tại ngân hàng. Vì vậy, để đảm bảo việc thi hành án, Chấp hành viên có quyền áp dụng biện

pháp tạm giữ sổ tiết kiệm này, đồng thời thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm ngăn chặn người phải thi hành án rút số tiền đang gửi tiết kiệm để đảm bảo điều kiện thi hành án của họ.

Các tài sản, giấy tờ của đương sự đã bị Chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ phải là các tài sản có thể xử lý được để thi hành án và các loại giấy tờ có nội dung đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ có giá… Dù tài sản, giấy tờ thuộc diện nào thì mục đích của việc áp dụng biện pháp này vẫn nhằm bảo toàn giấy tờ, tài sản đó để thi hành án. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này đối với loại tài sản, giấy tờ là các tài sản, giấy tờ không được tuyên, không được xác định trước trong bản án, quyết định thì Chấp hành viên cần lưu ý để loại trừ các loại tài sản không được kê biên theo quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án dân sự.

Do ưu tiên mục đích bảo toàn tài sản, ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án mà Luật Thi hành án dân sự không quy định trách nhiệm của Chấp hành viên trước khi áp dụng biện pháp này bắt buộc phải xác định tài sản, giấy tờ bị tạm giữ là thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án. Do đó, biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ ngoài việc áp dụng đối với người phải thi hành án thì cũng có thể áp dụng đối với người khác nếu họ đang quản lý, sử dụng các tài sản, giấy tờ được cho là của người phải thi hành án.

Ví dụ: Bản án số 133/2009/DSPT ngày 26/6/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định đã tuyên buộc bà Đặng Thị Mỹ Hạnh phải trả cho bà Phạm Thị Cúc số tiền 203.000.000 đồng; ngoài ra, kể từ ngày bà Cúc có đơn yêu cầu thi hành án thì Bà Đặng Thị Mỹ Hạnh còn phải trả số tiền lãi chậm thi hành án cho bà Cúc tương ứng với thời gian chậm thi hành án.

Sau khi Bản án số 133/2009/DSPT nêu trên có hiệu lực thi hành, căn cứ vào đơn yêu cầu của người được thi hành án, Chi cục thi hành án dân sự huyện Phù Mỹ đã ban hành Quyết định thi hành án số 01/QĐ-THA ngày

05/10/2009 và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành khoản thi hành án nêu trên. Quá trình tổ chức thi hành án, do bà Đặng Thị Mỹ Hạnh không tự nguyện thi hành và có dấu hiệu tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc thi hành án nên người được thi hành án đã cung cấp thông tin về tài sản của bà Hạnh và yêu cầu Chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản là 01 chiếc xe ô tô tải mang biển số 77H-8225 mang tên bà Hạnh. Trên cơ sở thông tin do người được thi hành án cung cấp, Chấp hành viên đã tiến hành xác minh, kết quả cho thấy ngày 10/10/2009, vợ chồng bà Hạnh đã làm thủ tục bán chiếc xe ô tô tải mang biển số 77H-8225 cho bà Nguyễn Thị Hồng, trú tại thôn Bình Long, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, được Công chứng viên chứng thực vào ngày 10/10/2009. Tiếp đó, Chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện Phù Mỹ đã xác minh tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Định, kết quả xác định chiếc ô tô nêu trên vẫn mang tên bà Hạnh mà chưa làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu cho bà Hồng. Do đó, ngày 05/12/2009, khi thực hiện việc xác minh tại cơ sở, Chấp hành viên thi hành án dân sự huyện Phù Mỹ đã phát hiện chiếc xe ô tô tải nói trên đang đỗ trước nhà bà Nguyễn Thị Hồng, nên đã lập biên bản tạm giữ chiếc xe ô tô nói trên để đảm bảo thi hành án. Chiều cùng ngày, Chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện Phù Mỹ đã ban hành Quyết định tạm giữ tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án và lập thủ tục tạm giao chiếc xe nói trên cho bà Hồng quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)