Quyền yêu cầu, quyền áp dụng và căn cứ, thẩm quyền áp dụng

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự (Trang 44 - 46)

- Về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ

Cũng như đối với biện pháp phong tỏa tài khoản, Điều 66 và Điều 68 Luật Thi hành án dân sự quy định Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ được áp dụng theo yêu cầu bằng văn bản của người được thi hành án. Thông thường người được thi hành án chính là người đề nghị Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ để bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của mình, đảm bảo việc thi hành án. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người phải thi hành án tự nguyện thi hành án hoặc dù không mong muốn tự nguyện thi hành nghĩa vụ thi hành án nhưng do tài sản, giấy tờ thuộc đối tượng có thể áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản đang do người thứ ba chiếm giữ, vượt ngoài tầm kiểm soát của họ, và để ngăn ngừa, hạn chế thiệt hại lớn hơn mà người phải thi hành án đã yêu cầu Chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp này.

Ngoài ra, Chấp hành viên có trách nhiệm tự mình áp dụng biện pháp này khi có căn cứ cho rằng người phải thi hành án có tài sản, giấy tờ có thể dùng để bảo đảm thi hành án và người đó có thể tẩu tán, hủy hoại tài sản đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.

- Về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ

Thứ nhất, khi Chấp hành viên hoặc người được thi hành án phát hiện người phải thi hành án đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ mà tài sản, giấy tờ đó có thể dùng để đảm bảo thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, đương sự có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án hoặc có dấu hiệu thực hiện hành vi đó.

Như vậy, Chấp hành viên có quyền áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ khi phát hiện tài sản, giấy tờ của đương sự và họ đang có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án hoặc có dấu hiệu thực hiện hành vi đó. Quy định như trên nhằm để bảo toàn điều kiện thi hành án của đương sự hoặc để sau đó Chấp hành viên có điều kiện lựa chọn áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phù hợp. Trên thực tế, có thể ngoài tài sản, giấy tờ bị Chấp hành viên ra quyết định tạm giữ thì người phải thi hành án không còn tài sản khác hoặc còn tài sản nhưng thuộc diện không được kê biên, hoặc đang có tranh chấp hoặc số tiền thu được từ việc xử lý tài sản đó không đủ để thi hành án. Trong trường hợp này, tài sản, giấy tờ đã bị tạm giữ chính là cơ hội cuối cùng để người được thi hành án nhận được quyền và lợi

ích hợp pháp của mình nên căn cứ về hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án hoặc có dấu hiệu thực hiện hành vi đó có thể không cần phải xác định.

Xét về nội dung quy định, việc áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự được thực hiện khi Chấp hành viên đang làm nhiệm vụ. Do đó, về cơ bản thì biện pháp này hầu hết do Chấp hành viên tự mình quyết định áp dụng để đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời mà không cần đợi hoặc không cần thực hiện việc thông báo để đương sự thực hiện quyền yêu cầu của mình.

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)