Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự (Trang 46 - 53)

Việc Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự được thực hiện theo các bước sau đây:

- Phát hiện tài sản, giấy tờ của đương sự

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Chấp hành viên có thể phát hiện ra tài sản, giấy tờ của đương sự thông qua nhiều nguồn khác nhau.

Thứ nhất, Chấp hành viên phát hiện thông qua kỹ năng quan sát, đánh giá các tài sản mà đương sự đang sử dụng. Ví dụ: Khi đến làm việc với Chấp hành viên, đương sự sử dụng phương tiện là xe máy, ô tô; trên người mang theo nhiều trang sức, kim khí quý, đá quý, nhẫn, đồng hồ hoặc điện thoại đắt tiền mà tài sản đó có thể dùng để thi hành nghĩa vụ của người đó hoặc tài sản đó đã được ghi nhận trong bản án, quyết định.

Thứ hai, Chấp hành viên cũng có thể phát hiện tài sản, giấy tờ của đương sự để tiến hành tạm giữ khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, tại nhà của đương sự và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Ví dụ: Khi đang làm việc với người phải thi hành án thì Chấp hành viên phát hiện có người mang tiền, tài sản đến để thanh toán nợ với người phải thi hành án hoặc trả công theo dịch vụ mà người phải thi hành án đã thực hiện mà số tiền, tài sản đó có thể sử dụng để thi hành nghĩa

vụ thi hành án của người phải thi hành án thì Chấp hành viên có quyền ra quyết định để tạm giữ số tiền, tài sản đó để bảo đảm thi hành án dân sự.

Khi thực hiện việc tạm giữ tài sản, giấy tờ, Chấp hành viên có thể tự mình hoặc trong trường hợp cần thiết thì có thể yêu cầu lực lượng cảnh sát hoặc tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ để tạm giữ giấy tờ, tài sản mà đương sự đang quản lý, sử dụng.

- Lập biên bản về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ

Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ tài sản, giấy tờ đều phải được lập thành biên bản, có chữ ký của Chấp hành viên và đương sự. Trường hợp đương sự không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được giao cho đương sự. Tuy Luật Thi hành án dân sự không quy định cụ thể về thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ nhưng tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 đã quy định thủ tục tạm giữ tài sản, giấy tờ theo hướng chặt chẽ, tránh khiếu nại của đương sự. Theo đó, biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự phải ghi rõ tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ; loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ; số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ.

Tài sản bị tạm giữ là tiền mặt thì cần ghi rõ số lượng tờ, mệnh giá các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì cần ghi là tiền nước nào và trong trường hợp cần thiết còn phải ghi cả số sêri trên tiền. Tài sản tạm giữ là vàng bạc, kim khí quý, đá quý, tiền phải niêm phong trước mặt người bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của họ. Trường hợp người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc thân nhân của họ không đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt của người làm chứng. Trên niêm phong phải ghi rõ loại tài sản; số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản đã niêm phong, có chữ ký của Chấp hành viên, người bị tạm giữ hoặc thân nhân của họ hoặc người làm chứng. Việc niêm phong phải ghi vào biên bản tạm giữ tài sản.

- Ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ

Mặc dù Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định rõ khi áp dụng biện pháp này thì Chấp hành viên có phải ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ bằng văn bản hay chỉ cần lập biên bản về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của người phải thi hành án. Tuy nhiên, việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự đã làm hạn chế rất lớn đến quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ của chủ sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giấy tờ đó. Hơn nữa, đây là một trong những tác nghiệp của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án, đòi hỏi phải chính xác và được thực thi. Do đó, trong thực tiễn hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ thi hành án, Tổng cục thi hành án dân sự đã xác định rõ khi áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự, Chấp hành viên nhất thiết phải ban hành một quyết định về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự bằng văn bản.

Nội dung của quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự về cơ bản cũng có các nội dung như biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ. Theo đó, ngoài các nội dung như tên cơ quan, ngày tháng năm ra quyết định, căn cứ áp dụng thì quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ cần có các nội dung cơ bản sau:

- Tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ;

- Loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ: số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ.

- Thời hạn áp dụng;

- Hậu quả pháp lý của việc áp dụng;

Quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ cần được giao ngay cho đương sự hoặc thân nhân của họ. Đối với các trường hợp Chấp hành viên thực hiện việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự ngay tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự hoặc một địa điểm gần đó, có thể thực hiện ngay được việc soạn thảo, ký, đóng dấu và tống đạt cho đương sự thì không có vấn đề vướng mắc đặt ra.

Tuy vậy, đối với các trường hợp, Chấp hành viên tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự khi đang thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn, xa trụ sở cơ quan thi hành án dân sự thì việc ban hành và tống đạt quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ được thực hiện như thế nào? Đây là vấn đề cần được giải quyết một cách triệt để, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Chấp hành viên khi tác nghiệp hoạt động thi hành án. Trong trường hợp này, pháp luật cần quy định một cách linh hoạt theo hướng Chấp hành viên vẫn thực hiện việc tạm giữ tài sản, giấy tờ nhưng sẽ tống đạt quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ ngay sau đó để đảm bảo tính pháp lý của hoạt động tạm giữ.

- Giao bảo quản tài sản, giấy tờ bị tạm giữ

Điều 68 Luật Thi hành án dân sự không có quy định về việc bảo quản tài sản, giấy tờ bị tạm giữ được thực hiện như thế nào nhưng Điều 9 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ đã quy định tài sản, giấy tờ bị tạm giữ được bảo quản theo quy định tại Điều 58 Luật Thi hành án dân sự. Do đó, về nguyên tắc thì các tài sản, giấy tờ sau khi bị Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ thì cũng được bảo quản theo thủ tục chung về bảo quản tài sản thi hành án, cụ thể:

1. Việc bảo quản tài sản thi hành án được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án như vợ, chồng, con, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, cậu, dì, anh, chị, em của đương sự, của vợ hoặc chồng của đương sự hoặc người đang sử dụng, bảo quản tài sản;

b) Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản;

c) Bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự.

2. Tài sản là kim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá được bảo quản tại Kho bạc nhà nước.

3. Việc giao bảo quản phải được lập biên bản ghi rõ loại tài sản, tình trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên Chấp hành viên, đương sự, người được giao bảo quản, người làm chứng, nếu có; quyền, nghĩa vụ được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên. Trường hợp có người từ chối thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

Người được giao bảo quản tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản tài sản. Thù lao và chi phí bảo quản tài sản do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Biên bản giao bảo quản tài sản được giao cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người được giao bảo quản tài sản hoặc người đang sử dụng, bảo quản tài sản và lưu hồ sơ thi hành án.

5. Người được giao bảo quản tài sản vi phạm quy định của pháp luật trong việc bảo quản tài sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật [23, Điều 58].

Tuy Điều 58 Luật Thi hành án dân sự quy định về nhiều hình thức bảo quản tài sản để Chấp hành viên có nhiều phương án lựa chọn. Tuy nhiên, cần lưu ý về mục đích, ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự để Chấp hành viên áp dụng được một cách chính xác và phù hợp. Theo đó, trong trường hợp này thì Chấp hành viên không nên áp dụng điểm a khoản 1 Điều 58 Luật Thi hành án dân sự để giao tài sản cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án như vợ, chồng, con, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, cậu, dì, anh, chị, em của đương sự, của vợ hoặc chồng của đương sự hoặc người đang sử dụng bảo quản tài sản. Vì như

vậy, có thể dẫn đến việc tài sản sẽ bị tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng và vô hình trung biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự sẽ không còn hiệu lực, hiệu quả trên thực tế.

Mặt khác, người được giao bảo quản tài sản phải là người có điều kiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật. Nghĩa là, người đó phải đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản để tài sản, giấy tờ đã bị tạm giữ được bảo quản một cách tốt nhất, an toàn nhất, tránh bị mất mát, hư hỏng, xuống cấp hoặc bị cháy, nổ trong thời gian bị tạm giữ. Do đó, khoản 3 Điều 58 Luật Thi hành án dân sự đã quy định rất rõ rằng việc giao bảo quản phải được lập biên bản ghi rõ loại tài sản, tình trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên Chấp hành viên, đương sự, người được giao bảo quản, người làm chứng, nếu có; quyền, nghĩa vụ được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên. Trường hợp có người từ chối thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do. Đồng thời, người được giao bảo quản tài sản được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản tài sản. Thù lao và chi phí bảo quản tài sản do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc quy định một cách rõ rằng, cụ thể như vậy để ràng buộc, xác định rõ được trách nhiệm của các bên liên quan trong trường hợp có thiệt hại xảy ra.

Ví dụ: Ngày 03/7/2011, Chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án đã phát hiện thấy người phải thi hành án là ông Hoàng Văn Nam có chiếc xe tải 5 tấn hiệu HUYNDAI nên đã lập biên bản và ra quyết định tạm giữ chiếc xe tải này để đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, sau khi đưa chiếc xe ô tô nói trên về sân trụ sở Chi cục thi hành án dân sự huyện Diễn Châu, Chấp hành viên chỉ dùng bạt nilon phủ lên và không tiến hành lập biên bản giao cho tổ chức, cá nhân nào bảo quản. Tối cùng ngày, kẻ gian đột nhập và phóng hỏa dẫn đến chiếc xe ô tô bị tạm giữ đã bị cháy, hư hại hoàn toàn. Trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã thuộc về Chấp hành viên vì đã vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục thi hành án, không thực hiện việc bảo

quản, giao bảo quản tài sản đã tạm giữ theo quy định của pháp luật dẫn đến thiệt hại xảy ra.

- Thời hạn tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự

Theo quy định tại Điều 68 Luật Thi hành án dân sự thì thời hạn tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự tối đa là 15 ngày, kể từ ngày thực hiện việc tạm giữ. Như vậy, sau khi tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tạm giữ tài sản, giấy tờ, Chấp hành viên phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu xác định được tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc sở hữu của người phải thi hành án;

b) Trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự trong trường hợp đương sự chứng minh tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc sở hữu của người phải thi hành án.

Tuy Luật Thi hành án dân sự không quy định cụ thể về thủ tục trả lại tài sản, giấy tờ đã tạm giữ cho đương sự nhưng tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ đã quy định rõ về vấn đề này để tránh việc tùy tiện, cẩu thả hoặc có tiêu cực trong việc trả lại tài sản, giấy tờ của đương sự. Theo đó, khi trả lại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ, Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận xuất trình các giấy tờ chứng minh là người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc là người được người đó ủy quyền. Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của thủ kho cơ quan thi hành án dân sự. Việc trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên, cấp cho đương sự và lưu hồ sơ theo quy định.

Ví dụ: Theo nội dung Bản án dân sự phúc thẩm số 27/2009/DSPT ngày 26/8/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên thì ông Lò A Sáng phải trả cho ông Giàng Sống Vàng số tiền là 5.000.000 đồng. Sau khi Bản án số 27/2009/DSPT nêu trên có hiệu lực pháp luật, ngày 05/9/2009, ông Vàng có

đơn yêu cầu thi hành án và được Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự huyện Điện Biên Đông ra Quyết định thi hành án số 20/QĐ-THA-TĐYC ngày 05/9/2009 và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành. Quá trình thi hành án, ông Sáng không tự nguyện thi hành án và nêu rằng hiện nay gia đình đang gặp khó khăn, thiếu thốn nên chưa thi hành án được. Ngày 20/9/2009, Chấp hành viên đã trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án của ông Sáng tại gia đình. Tại đây, Chấp hành viên đã phát hiện thấy trong nhà ông Sáng có chiếc tivi màn hình phẳng hiệu SONI và một đầu đọc đĩa DVD của Trung Quốc còn mới khoảng 80% nên đã lập biên bản để tạm giữ. Tại buổi làm việc, ông Sáng trình bày đây là tài sản của ông Vàng A Chu (là người họ hàng của ông Sáng) nhưng không có chứng cứ, tài liệu nào chứng minh điều đó. Vì

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)