Dựa vào cấu trúc của từng doanh nghiệp, có khá nhiều hình thức sáp nhập khác nhau. Dưới đây là một số loại hình được phân biệt dựa vào mối quan hệ giữa hai công ty tiến hành sáp nhập:
1.4.1.1. Sáp nhập ngang
Diễn ra đối với hai công ty cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường. Ví dụ, hai công ty sản xuất ô tô sáp nhập với nhau. Kết quả từ những vụ sáp nhập theo dạng này sẽ đem lại cho bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị trường, kêt hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tang cường hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần. Rõ rang khi hai đối thủ cạnh tranh trên thương trường kết hợp lại vơi nhau, họ không những giảm bớt cho mình một đối thủ mà còn tạo nên một sức mạnh lớn hơn để đương đầu với các đối thủ còn lại[3].
1.4.1.2. Sáp nhập dọc
Diễn ra đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của công ty sáp nhập trên chuỗi cung ứng đó. Được chia thành hai phân nhóm:
- Sáp nhập tiến khi một công ty mua lại công ty khách hàng của mình, - Sáp nhập lùi khi một công ty mua lại nhà cung cấp của mình.
25
Sáp nhập theo chiều dọc đem lại cho công ty thành sáp nhập lợi thế về đảm bảo và kiểm soát được chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra của sản phẩm, giảm chi phí trung gian,… ví dụ giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của công ty đó. Chẳng hạn như nhà cung cấp ốc quế sáp nhập với một đơn vị sản xuất kem.
1.4.1.3. Sáp nhập mở rộng thị trường
Diễn ra đối với hai công ty bán cùng loại sản phẩm nhưng ở những thị trường khác nhau.
1.4.1.4. Sáp nhập mở rộng sản phẩm
Diễn ra đối với hai công ty bán những sản phẩm khác nhau nhưng có liên quan tới nhau trong cùng một thị trường.
1.4.1.5. Sáp nhập kiểu tập đoàn
Trong trường hợp này, hai công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề. Như một công ty thiết bị y tế mua lại một công ty thời trang.