Các cam kết quốc tế về đầu tư song phương có yếu tố tự do hoá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam (Trang 55 - 56)

liên quan đến M&A

Các cam kết này bao gồm Hiệp định khuyến khích, bảo hộ và tự do hoá đầu tư Việt Nam - Nhật Bản và trong Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA). Bên cạnh cam kết về bảo hộ đầu tư, Việt Nam còn cam kết về quyền thành lập đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hai hiệp định này đều sử dụng phương pháp chọn bỏ (negative list approach), tức là đưa ra các cam kết chung và các Bên ký kết có quyền duy trì hoặc ban hành các biện

55

pháp không phù hợp với các nghĩa vụ chung này và phải liệt kê các biện pháp đó trong một hoặc một số phụ lục.

Tuy nhiên, Chương Phát triển Quan hệ Đầu tư trong Hiệp định Thương mại Song phương với Hoa Kỳ chỉ điều chỉnh về tự do hoá đầu tư đối với đầu tư trong các ngành phi dịch vụ. Đối với các ngành dịch vụ, liên quan đến tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia, Danh mục cam kết cụ thể của Chương Thương mại Dịch vụ xây dựng theo phương pháp chọn cho (positive list approach) sẽ được ưu tiên áp dụng. Trong khi đó, Hiệp định Khuyến khích, Bảo hộ và Tự do hoá đầu tư Việt Nam - Nhật Bản cam kết tiếp cận thị trường với tất cả các ngành, kể cả dịch vụ và phi dịch vụ, theo phương pháp chọn bỏ.

Tại Phụ lục H của Hiệp định BTA, Việt Nam cam kết với Hoa Kỳ hóa bỏ mọi hạn chế về việc chuyển nhượng vốn đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không bắt buộc phải ưu tiên chuyển nhượng cho doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, Phụ lục H cũng cam kết về việc cho phép nhà đầu tư Hoa Kỳ thành lập công ty cổ phần có vốn ĐTNN và nới lỏng các hạn chế về sở hữu vốn của nhà đầu tư Hoa Kỳ. Theo quy định của BTA, trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, nhà đầu tư Hoa Kỳ được phép thành lập công ty cổ phần có vốn ĐTNN tại Việt Nam..

Ngoài ra, tại Hiệp định Tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản. Việt Nam không cho phép nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực khai thác hải sản ở vùng lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế. Vì vậy, Nhật Bản không được tham gia vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam (Trang 55 - 56)