Trên thế giới, các hoạt động M&A đã trải qua nhiều thăng trầm. Hơn 100 năm qua, Hoa Kỳ đã chứng kiến 5 chu kỳ đỉnh cao của hoạt động sáp nhập công ty: đó là các năm 1895-1905, 1925-1929, 1965-1970, 1980-1985 và 1998-2000. Làn sóng M&A diễn ra mạnh mẽ và song hành với những giai đoạn kinh tế tăng trưởng nóng. Đó là thời điểm ban quản trị của các công ty liên tục hoạt động dưới sức ép cạnh tranh rất lớn từ thị trường. Khái niệm tăng trưởng lợi nhuận và mở rộng hoạt động thông qua M&A đồng nghĩa với sự tồn tại của công ty nói chung, cũng như địa vị của chính họ ở các công ty này nói riêng.
Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới tiếp tục chứng kiến một làn sóng M&A mới, dưới những hình thức đa dạng và quy mô lớn chưa từng có. Đợt sóng này không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nền kinh tế phát triển mà còn lan tỏa sang các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông... Năm 2006, tổng giá trị M&A toàn cầu đạt mức cao kỷ lục, 3460 tỷ đô la Mỹ (USD). Còn trong 5 tháng đầu năm nay, thị trường mua bán sáp nhập công ty trên thế giới đã đạt trị giá 2000 tỷ USD (trung bình 93 tỷ/tuần), tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể liệt kê một số vụ M&A nổi bật như Barclays - ABN Amro (87 tỷ USD), Thomson - Reuters (17,2 tỷ USD), HeidelbergCement AG – Hanson Plc (15,5 tỷ USD), Quỹ Cerberus - Chrysler (7,4 tỷ USD), NYS Corp. - Euronext (9,96 tỷ USD), Blackstone - Hilton (26 tỷ USD)... Theo kết quả khảo sát 73 công ty tại 11 nền kinh tế tiêu biểu, 44% số công ty được hỏi cho biết họ có ý định thúc đẩy hoạt động M&A trong 2-3 năm tới.
58
ra mạnh mẽ và có đặc điểm gần giống với Việt Nam:
2.3.1.Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những nước thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) nhất ở Châu Á những năm gần đây.
Trước đây, Trung Quốc có những chính sách gây cản trở hoạt động M&A. Tuy nhiên, các chính sách đó đã thay đổi và ngày càng thu hút đầu tư nước ngoài dưới hình thức M&A. Việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng góp phần đẩy nhanh quá trình này.
Mặc dù, vẫn cố gắng ngăn chặn khả năng các công ty nước ngoài kiểm soát những ngành trọng điểm của Trung Quốc, nhưng chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng nhiều lĩnh vực cho đầu tư trực tiếp theo hình thức M&A. Đó là bởi vì một trong những mục tiêu chính của Trung Quốc là chuyển đổi các công ty sở hữu nhà nước thành các công ty tư nhân và chỉ giữ lại một số ngành chủ chốt như quốc phòng, năng lượng ... Mỗi năm ở Trung Quốc có khoảng 4000 đến 5000 công ty nhà nước bị tư nhân hóa và hoạt động M&A là cách thức quan trọng của quá trình tái cơ cấu và quá trình tư nhân hóa này.
Một công ty nước ngoài có thể M&A một công ty nhà nước theo các cách sau: Thứ nhất, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tái cơ cấu một công ty nhà nước thành một công ty có vốn đầu tư nước ngoài bằng cách mua lại toàn bộ hoặc một phần cổ phần sở hữu nhà nước của công ty đó.
Thứ hai, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tái cơ cấu lại một công ty cổ phần nhà nước thành một công ty có vốn đầu tư nước ngoài bằng cách mua lại toàn bộ hoặc một phần cổ phần sở hữu nhà nước.
Thứ ba, các nhà đầu tư nước ngoài có thể trả nợ thay cho doanh nghiệp nhà nước và chuyển đổi doanh nghiệp đó thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
59
Thứ tư, các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua lại toàn bộ hoặc phần lớn tài sản của một doanh nghiệp nhà nước và thành lập một công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ năm, các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần và trở thành cổ đông của doanh nghiệp nhà nước và chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, để tham gia vào quá trình tái cơ cấu một doanh nghiệp nhà nước thì các nhà đầu tư nước ngoài phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
i, Họ phải có trình độ kinh doanh và trình độ kĩ thuật mà doanh nghiệp nhà nước cần.
ii, Họ phải hoạt động trong cùng một lĩnh vực với doanh nghiệp nhà nước bị tái cơ cấu.
iii, Họ phải có danh tiếng tốt và có khả năng quản lý. iv, Họ phải có cơ sở tài chính vững chắc.
v, Họ phải áp dụng các công nghệ và kĩ năng quản lý tiên tiến.
vi, Họ phải có khả năng áp dụng các quy trình quản lý doanh nghiệp. Trước khi tiến hành M&A các nhà đầu tư phải đệ trình một bản kế hoạch tái tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước trong đó nêu rõ những thông tin về nhà đầu tư nước ngoài, tình hình tài chính, quy mô kinh doanh, cơ cấu cổ phần, kế hoạch ổn định nhân sự và đặc biệt là cách thức quản lý công ty mới. Trung Quốc yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp kế hoạch để cải tiến cơ cấu quản lý và thúc đẩy tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp nhà nước.
Ngoài ra, trong bản kế hoạch đó phải đề xuất các biện pháp để cải thiện cách thức quản lý doanh nghiệp, kế hoạch đầu tư, việc áp dụng công nghệ và sản xuất sản phẩm mới.
60
Một trong những vấn đề của M&A mà Trung Quốc rất quan tâm đó là vấn đề bảo vệ người lao động. Trước khi doanh nghiệp nhà nước bị tái cơ cấu, công ty đó cần phải lấy ý kiến người lao động thông qua một cuộc họp. Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ quyền kiểm soát doanh nghiệp nhà nước cần phải đưa ra một kế hoạch ổn định nhân sự và kế hoạch đó phải được các nhân viên của doanh nghiệp nhà nước đó thông qua.
Đối với việc M&A các công ty tư nhân nội địa, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua lại các công ty này theo hình thức mua lại tài sản hay cổ phiếu. Bên cạnh những khuyến khích đầu tư thì Trung Quốc cũng đặt ra những quy định để bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia. Các nhà đầu tư nước ngoài phải báo cáo lên bộ thương mại Trung Quốc về các vụ M&A có liên quan đến bất kỳ lĩnh vực quan trọng nào, hay có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, hoặc kiểm soát một công ty có thương hiệu nổi tiếng hoặc một nhãn hiệu truyền thống của Trung Quốc.
Về quy định chống độc quyền, Trung Quốc quy định nhà đầu tư nước ngoài phải báo cáo lên Bộ thương mại và cơ quan nhà nước về công nghiệp và thương mại xem xét nếu như đáp ứng một trong số các điều kiện sau:
i, Trong năm hiện tại một bên đạt doanh số bán ra hơn 1,5 tỷ Nhân Dân tệ trên thị trường Trung Quốc.
ii, Trong vòng 1 năm nhà đầu tư mua lại hơn 10 công ty cùng một lĩnh vực ở Trung Quốc.Và
iii, Một bên chiếm thị phần đạt tới 20% trên thị trường Trung Quốc. iv, Sau khi M&A 1 bên kiểm soát 25% thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, một bên tham gia vào M&A có thể xin miễn điều tra về vấn đề độc quyền nếu như vụ M&A đó đáp ứng được bất kỳ điều kiện nào sau đây:
61
i, Có thể cải thiện được cạnh tranh thị trường.
ii, Có thể tái cơ cấu được những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và đảm bảo được công ăn việc làm cho người lao động của doanh nghiệp bị M&A.
iii, áp dụng công nghệ cao và làm tăng lợi thế so sánh của doanh nghiệp bị M&A.
iv, Có thể cải thiện được môi trường.
Về vấn đề giá cả mua lại doanh nghiệp: Trung Quốc quyết định giá mua lại doanh nghiệp phải dựa trên giá trị tài sản hoặc giá trị cổ phần do một công ty đánh giá tài sản ở Trung Quốc đưa ra. Phương pháp đánh giá tài sản hoặc cổ phần phải là phương pháp được quốc tế công nhận. Nếu như giá mua lại doanh nghiệp thấp hơn giá trị đó thì cuộc chuyển nhượng này không được phép thực hiện.
Trung Quốc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài M&A các công ty tư nhân nội địa theo hình thức trao đổi cổ phiếu thay cho việc thanh toán bằng tiền mặt. Việc cho phép này tạo ra một kênh tài chính rất quan trọng cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau:
i, Công ty nhà nước phải được thành lập theo đúng luật pháp tại nơi có hệ thống luật công ty hoàn chỉnh.
ii, Công ty đó không bị vi phạm pháp luật trong vòng 3 năm trở lại. iii, Công ty nhà nước phải là một công ty có phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán phát triển.
iv, Giá cổ phiếu của công ty nhà nước phải ổn định trong vòng 1 năm trước thời điểm M&A công ty Trung Quốc.
62
Ngoài ra, công ty của Trung Quốc hoặc các cổ đông của công ty đó phải thuê một công ty khác chuyên tư vấn về M&A. Công ty tư vấn đó phải đăng ký hoạt động ở Trung Quốc có trách nhiệm tư vấn về thủ tục pháp lý và theo dõi tình hình tài chính của công ty nước ngoài.
Trường hợp M&A bằng cổ phiếu phải được Bộ thương mại Trung Quốc thông qua. Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được cấp chứng nhận và giấy phép kinh doanh tạm thời. Trong vòng sáu tháng sau khi nhận được giấy phép kinh doanh tạm thời nhà đầu tư nước ngoài không hoàn tất được quá trình trao đổi cổ phiếu thì tất cả giấy phép chứng nhận đó sẽ hết hiệu lực và vụ chuyển nhượng đó sẽ bị ngừng lại. Hơn nữa, trước khi nhận được các chứng nhận chính thức thì các cổ đông mới của công ty nội địa không nhận được bất cứ khoản lợi nhuận, khoản lãi nào và cũng không phải thanh toán bất kỳ khoản chi phí nào liên quan đến chuyển nhượng cổ phiếu.
Trung Quốc cho phép công ty mới (sau khi M&A) được hưởng những ưu đãi của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài nếu như: nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần hoặc số vốn chiếm ít nhất 25% tổng số vốn đăng ký của công ty mới.
Về tỷ lệ vốn đăng ký và tổng vốn đầu tư, đối với hình thức M&A bằng cách mua lại tài sản thì nhà đầu tư được phép quyết định tổng vốn đầu tư của công ty mới. Tuy nhiên, đối với hình thức M&A bằng cổ phiếu, Trung Quốc đưa ra những giới hạn cho tỷ lệ này:
i, Nếu vốn đăng ký nhỏ hơn 2,1 triệu USD thì tổng vốn đầu tư không được vượt quá 10/7 vốn đăng ký.
ii, Nếu vốn đăng ký từ 2,1 triệu USD đến 5 triệu USD thì tổng vốn đầu tư không được vượt quá 2 lần vốn đăng ký.
63
iii, Nếu vốn đăng ký từ 5 triệu USD đến 12 triệu USD thì tổng vốn đầu tư không vượt quá 2,5 lần vốn đăng ký.
iv, Nếu vốn đăng ký lớn hơn 12 triệu USD thì tổng vốn đầu tư không được vượt quá 3 lần vốn đăng ký.
Về vấn đề bảo vệ người lao động trong các công ty tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài phải đệ trình bản kế hoạch nhân sự của công ty nội địa cùng với hồ sơ xin đầu tư.
Trung Quốc cũng đặt ra những quy định khi một công ty nước ngoài M&A một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trung Quốc yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải khai báo khi mua số cổ phiếu lên đến 5% tổng số cổ phiếu của công ty đó.
Các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua các loại cổ phiếu sau từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán:
- Cổ phiếu được bán công khai trên thị trường chứng khoán nước ngoài (như Hồng Kông hoặc New York);
- Cổ phiếu loại B được bán công khai trên thị trường chứng khoán Thượng Hải hoặc thị trường chứng khoán Shenzhen.
- Cổ phiếu được bán công khai trên thị trường chứng khoán Thượng Hải hoặc thị trường chứng khoán Shenzhen, nhưng chỉ được thông qua các tổ chức nước ngoài đã được ủy ban điều hành ngân hàng Trung Quốc cấp giấy phép.
- Cổ phiếu sở hữu nhà nước chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hay cổ phiếu pháp nhân của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán và
- Cổ phiếu sở hữu nước ngoài trong công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài bị giới hạn khi mua các loại cổ phiếu sau:
64
- Cổ phiếu loại A: chỉ có các tổ chức nước ngoài đủ điều kiện mới được phép mua.
- Cổ phiếu sở hữu nhà nước và cổ phiếu pháp nhân: nhà đầu tư nước ngoài được phép mua lại nhưng phải phù hợp với các quy định trong bảng hướng dẫn đầu tư nước ngoài và phải được Bộ Thương mại Trung Quốc thông qua. Đối với cổ phiếu sở hữu nhà nước, nhà đầu tư nước ngoài phải được sự xác nhận của Ban quản lý tài sản và ủy ban giám sát.
Về thuế áp dụng cho các giao dịch M&A, Trung Quốc dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư.
Đối với hình thức đầu tư mua lại cổ phiếu, nếu công ty bị mua lại không phải là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nắm giữ ít hơn 25% cổ phiếu thì công ty bị mua lại sẽ được miễn thuế thu nhập trong vòng hai năm và được giảm 50% thuế thu nhập trong ba năm tính từ năm đầu tiên có lợi nhuận sau khi đã trả xong được thua lỗ trước đó.
Nếu bên bán là một công ty nội địa thì công ty mới sau khi bị mua lại sẽ bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp là 33%. Nếu bên bán là một công ty nước ngoài thì công ty mới sẽ bị đánh 10% thuế thu nhập khấu trừ trước. Trung Quốc không đánh thuế VAT, thuế đất hay phí hải quan. Tuy nhiên, cả bên bán và bên mua sẽ bị đánh thuế trước bạ 0,05% tổng giao dịch đối với cả bên bán và bên mua.
Đối với hình thức đầu tư mua lại tài sản, Trung Quốc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp 24%. Khi mua bán các tài sản là bất động sản và tài sản vô hình sẽ bị đánh thuế 5%. Trung Quốc đánh thuế VAT 13% đối với việc nhập khẩu máy móc thiết bị. Mua bán quyền sử dụng đất sẽ bị đánh thuế 5%. Thuế trước bạ áp dụng cho hình thức đầu tư này là từ 0,03% đến 0,05% .
65
Đối với hình thức sáp nhập, chênh lệch giữa giá thị trường của tài sản và nợ được chuyển giao và giá bị tính thuế không bị đánh thuế doanh lợi. Tài sản, nợ và vốn cổ phần của công ty bị giải thể được chuyển sang công ty mới theo giá trị ghi sổ tại thời điểm sáp nhập. Nếu như không có đánh giá lại giá trị tài sản thì sẽ không bị đánh thuế.
Nếu công ty sau khi sáp nhập thay đổi giá trị ghi sổ của tài sản, lúc này cần phải điều chỉnh lại lợi nhuận, tính lại thuế thu nhập phải trả. Các công ty không được phép thu lợi từ việc thay đổi giá trị tài sản.