Nhận định chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam (Trang 36 - 37)

Đến nay, Việt Nam chưa có một Luật riêng quy định về trình tự và nguyên tắc về hoạt động M&A. Các quy định về M&A ở Việt Nam được quy định rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật như quy định về hợp nhất pháp nhân và sáp nhập pháp nhân tại Điều 94 và Điều 95 Bộ luật Dân sự, các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật chuyên ngành tài chính, ngân hàng.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 không đưa ra một định nghĩa cụ thể về mua bán doanh nghiệp. Về khái niệm sáp nhập, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định “sáp nhập doanh nghiệp” là một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty sáp nhập[7]. Theo Luật Cạnh tranh năm 2004, “sáp nhập doanh nghiệp”cũng được giải thích tương tự như được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, đó là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ, tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập[4]. Ngoài khái niệm sáp nhập doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất) bằng cách

36

chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Về việc mua, bán doanh nghiệp, do chưa có một định nghĩa đầy đủ về mua bán doanh nghiệp trong các ngành luật cụ thể, các giao dịch mua bán có thể được cấu trúc dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm việc phát hành cổ phần mới, ưu tiên bán cổ phiếu phát hành mới cho các cổ đông chiến lược với mức giá ưu đãi, tăng vốn điều lệ, ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược. Về bản chất, mua bán doanh nghiệp là việc giành lấy quyền kiểm soát trong việc quản lý nội bộ trong công ty mục tiêu thông qua nhiều biện pháp khác nhau. Nếu mục đích mua bán công ty nhằm chiếm lĩnh phần lớn thị phần, loại bỏ đối thủ cạnh tranh, đưa ra những thông tin sai lệch về bên bán nhằm tận dụng điểm này trong thương lượng giá cả… thì việc mua bán cần được xem xét kỹ lưỡng hơn theo các quy định của luật cạnh tranh và luật chứng khoán.

Mặc dù pháp luật có những quy định về thủ tục M&A nhưng các quy định này vẫn chỉ rất sơ sài và chỉ nhằm để hướng dẫn các bên về việc thông báo và đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến giao dịch. Trên thực tế, việc mua bán hay sáp nhập doanh nghiệp được thực hiện trên nguyên tắc thuận mua, vừa bán và tự do thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật và thủ tục tiến hành, tùy từng trường hợp, có thể phức tạp hoặc đơn giản.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam (Trang 36 - 37)