Vướng mắc khi thực hiện M&A trong lĩnh vực ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam (Trang 100 - 101)

Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư số 04/2010/TT-NHNN quy định về sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt hoặc yêu cầu các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất bắt buộc nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, hiện nay Thông tư 04/2010/TT-NHNN còn bỏ ngỏ nội dung sáp nhập, hợp nhất, mua lại bắt buộc tổ chức tín dụng. Vì vậy, còn thiếu cơ chế để Ngân hàng Nhà nước thực hiện vai trò của mình trong việc buộc các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất và bán cổ phần bắt buộc.

Ngoài ra, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP cần phải được tiến hành sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ

100

chức tín dụng cho phù hợp với cam kết WTO và phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

Thông tư 04 quy định về điều kiện để tổ chức tín dụng được tiến hành M&A là vốn điều lệ của TCTD sau M&A phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ chế rõ ràng để xác định vốn pháp định của TCTD. Việc giảm vốn điều lệ để cấn trừ nợ đối với tổ chức tín dụng cổ phần hiện nay còn chưa có quy định, vì vậy, rất khó để xác định vốn điều lệ của TCTD sau M&A và quy định của Thông tư 04 chỉ là hình thức, không có tính ràng buộc trên thực tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)