Một số số liệu thống kê

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam (Trang 81)

Theo số liệu của hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers, năm 2005, ở Việt Nam có 18 vụ sáp nhập doanh nghiệp với tổng giá trị 61 triệu USD. Năm 2006, số vụ sáp nhập tăng gần gấp đôi, có 32 vụ với tổng giá trị 245 triệu USD. Năm 2010, hoạt động M&A bùng nổ ở Việt Nam cả về số lượng và giá trị thương vụ. Các thương vụ thành công chủ yếu trong năm 2010 thuộc lĩnh vực bất động sản. Lý do việc buộc nổ này là chính sách thắt chặt tín dụng bất động sản của Ngân hàng Nhà nước dẫn đến việc các doanh

81

nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng để tiếp tục dự án của mình. Thông qua việc tiến hàng M&A, các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản có thể tái cấu trúc danh mục đầu tư, giảm phần nắm giữ bất động sản không thuộc phạm vi kinh doanh cốt lõi của mình hoặc tạo thương hiệu bằng cách hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài có tên tuổi. Ngoài ra, có một số ý kiến của các luật sư tư vấn trong lĩnh vực M&A cho rằng, do khó khăn, suy thoái tại nhiều nền kinh tế phát triển và những vấn đề nội tại phát sinh khi dự án hoạt động, dẫn đến không chỉ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua giảm sút mà tác động đến cả số lượng các nhà đầu tư nước ngoài cũng "rời bỏ" Việt Nam nhiều hơn.

Riêng trong lĩnh vực BĐS, nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy sự "hụt hơi" và bế tắc của thị trường Việt Nam, nên tỏ ra mất kiên nhẫn. Nhìn ở góc độ tích cực thì đây là cơ hội để các doanh nghiệp có tiềm lực trong nước sở hữu, "mua rẻ" các dự án ngoại. Thực tế các nhà đầu tư trong nước đã tỏ ra năng động và linh hoạt hơn hẳn trong việc chớp cơ hội vàng "bắt đáy".

Các thương vụ điển hình diễn ra trong thời gian này như: Tòa nhà Pacific Place Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Khách sạn Hilton Hanoi Opera; Dự án Phú Gia Hưng Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo nghiên cứu của Nexus Group, năm 2011, hoạt động M&A ở Việt Nam rất sôi động, tập trung vào ngành hàng tiêu dùng, tài chính, bất động sản. 9 tháng đầu năm 2011, giá trị M&A nhận được là 2,67 tỷ USD, tăng đến 150% so với cả năm 2010. Ngành tiêu dùng được mua bán, sáp nhập nhiều nhất với hơn 1 tỷ USD (chiếm 38,6%), đứng thứ 2 là ngành tài chính với 453,4 triệu USD, chiếm 16,9%. Nguồn vốn mua lại chủ yếu đến từ nước ngoài với khoảng 81,3%, vốn trong nước chỉ chiếm 18,7%. Giá trị các thương vụ M&A qua các năm tăng trung bình khoảng 34%. Năm 2011, dòng vốn ngoại thông qua hoạt

82

động M&A lại tăng với nhiều thương vụ lớn như Pokphand (Trung Quốc) mua 70,8% Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam; Tập đoàn Viễn thông VimpelCom của Nga tăng tỷ lệ sở hữu trong liên doanh Gtel-Mobile lên 49% và IFC mua 10% của Vietinbank, sáp nhập Vincom và Vinpearl… Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.

Tại Việt Nam, hoạt động M&A diễn ra rõ ràng nhất tại hoạt động của các ngân hàng. Theo các chuyên gia ngành tài chính, dự kiến đến năm 2010, trên thị trường tài chính Việt Nam sẽ khó tránh khỏi việc sáp nhập và mua lại giữa các ngân hàng lớn và nhỏ. Hiện tại, các ngân hàng lớn nước ngoài như: HSBC, Standard Chartered không ngừng tìm kiếm thêm đối tác trong nước để liên kết, đầu tư mua thêm cổ phần của ngân hàng trong nước để thông qua đó đẩy mạnh dịch vụ của mình trên thị trường tài chính nội, cho dù họ đã mua lại cổ phần của một số ngân hàng trước đó.

Theo lộ trình cam kết với WTO, đến năm 2010, các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng như các ngân hàng trong nước. Do vậy, theo dự báo của các chuyên gia trong ngành, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngân nhỏ sẽ khó tồn tại khi có sự lấn sân ngày càng sâu của ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Đề án tái cấu trúc các tổ chức tín dụng. Theo Đề án này, hoạt động sáp nhập, hợp nhất được ưu tiên áp dụng nhằm xóa bỏ các ngân hàng yếu kém.

Tính từ năm 2005 đến nay, các thương vụ M&A trong lĩnh vực chứng khoán có xu hướng tăng lên cả về số lượng và giá trị giao dịch với sự tham gia ngày càng nhiều từ tổ chức nước ngoài. Đặc điểm chung của các thương vụ này là các tổ chức tài chính lớn của nước ngoài đều mua tới 49% cổ phần của các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán bán cổ phần đề là các công ty

83

có quy mô vừa và nhỏ, thị phần còn khiêm tốn cả về hoạt động môi giới và tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam (Trang 81)