Hiện nay, không có bất cũ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc định giá doanh nghiệp. Các thương vụ M&A diễn ra chủ yếu là do các bên tham gia thỏa thuận về giá. Thị trường M&A Việt Nam hiện sử dụng ba phương pháp định giá chính: định giá theo giá trị tài sản thực, định giá theo dòng tiền chiết khấu và định giá theo giá trị thị trường.
Ba phương pháp định giá doanh nghiệp này được quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Do không có hướng dẫn cụ thể về việc định giá trong các thương vụ M&A và với kiến thức - kinh nghiệm về M&A còn khá sơ sài của các doanh nghiệp trong nước và sự chồng chéo, không nhất quán rõ ràng trong các văn bản pháp luật liên quan dẫn đến việc định giá theo sự thỏa thuận của những
99
người lãnh đạo công ty. Điều này dễ dẫn đến việc lạm quyền, cơ hội của các cổ đông lớn. Quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ không được bảo vệ.
Một trong các tài sản quan trọng nhất, đóng góp rất lớn vào tổng giá trị doanh nghiệp, đó là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam các chuẩn mực để xác định hợp lý giá trị này còn rất sơ khai, chưa có phương pháp định giá nào xác định đúng giá trị thực của tài sản vô hình, từ đó làm thất thoát khá lớn giá trị của doanh nghiệp. Đặc biệt là khi các công ty đa quốc gia tiến hành mua lại các thương hiệu Việt trong công cuộc thâm nhập thị trường, thông thường doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thua thiệt ở khoản này vì không định giá đúng giá trị của doanh nghiệp mình.