Vướng mắc trong lĩnh vực lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam (Trang 101)

Một trong những yếu tố liên quan đến sự thành công của M&A là vấn đề về nhân sự. Thông thường, những bước đầu tiên của quá trình sáp nhập và mua lại diễn ra trong bí mật và vấn đề nguồn nhân lực, “tài sản vô hình”, của công ty bị mua lại không phải luôn luôn tồn tại trong các cuộc đàm phán. M&A thường dẫn đến những tổn thất trong gái trị tài sản của côngty, nhân viên lành nghề và nhân sự chủ chốt. Theo American Management Association, 47% cán bộ quản lý trong công ty bị mua lại rời khỏi công ty trong năm đầu tiên sáp nhập. Hiện tượng “chảy máu” nhân lực này rõ ràng làm giảm giá trị của M&A là có được một lực lượng lao động lành nghề, kiến thực và chuyên môn cao. Một ví dụ minh họa cho trường hợp mất nhân viên lành nghề đẫn đến thất bại của M&A là trường hợp sáp nhập giữa NationsBank, Bank of America và Montgomery Securities tháng 10 năm 1997. Nhiều nhân viên đầu tư của Montgomery Securities đã rời công ty sau khi sáp nhập. Nhiều người trong số họ chuyển sang làm cho các đối thủ của công ty mới dẫn đến tình trạng công ty mới không lấy lại được vị thế của mình. Đây là ví dụ điển hình cho sự thất bại của M&A. Vấn đề nhân sự này

101

chỉ có thể giải quyết được nếu lãnh đạo của công ty mới có những bước chuẩn bị phù hợp để giải quyết.

Xét trên bình diện nhân sự, các giao dịch M&A ở Việt Nam dường như khó thực hiện hơn do những quy định quá “cứng” của pháp luật lao động. Theo các quy định hiện hành, trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp (Gọi chung là các giao dịch M&A) thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phương án sử dụng lao động trong đó phải nêu rõ số lao động đưa đi đào tạo để tiếp tục sử dụng. Ngoài ra, theo luật, việc xây phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của công đoàn cơ sở và khi thực hiện phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh về lao động. Người lao động đã làm việc cho doanh nghiệp ít nhất một năm phải chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do mua lại, sáp nhập sẽ được trợ cấp mất việc làm tương đương với một tháng lương cho mỗi năm làm việc, ít nhất cũng được 2 tháng lương.

Những quy định trên của pháp luật lao động bộc lộ một số hạn chế nhất định.

Thứ nhất, theo pháp luật về lao động của Việt Nam, việc đơn phương

chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động nói chung và trong trường hợp M&A nói riêng rất khó thực hiện. Giải pháp nào cho doanh nghiệp nếu phương án sử dụng lao động mà doanh nghiệp đưa ra bị công đoàn cơ sở hoặc cơ quan lao động cấp tỉnh phản đối? Trong khi người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có thể chấm dứt hợp đồng lao động bất cứ lúc nào mà chỉ cần gửi thông báo trước 45 ngày thì ngưòi sử dụng lao động chỉ có thể dựa vào các lý do mà pháp luật cho phép mới được chấm dứt hợp đồng lao động.

102

Thứ hai, việc yêu cầu bên nhận quyền quản lý, quyền sử dụng tài sản

phải tiếp nhận toàn bộ lao động như quy định tại Điều 31 Bộ Luật lao động tỏ ra quá chặt chẽ, nếu không nói là không còn phù hợp. Có lẽ, vào thời điểm xây dựng Bộ Luật lao động, người ta chỉ nghĩ đến “tài sản” là nhà xưởng, dây chuyền sản xuất. Trong thực tế, khái niệm tài sản ngày càng trở lên đa dạng và có thể bao gồm những tài sản vô hình như danh sách khách hàng, thông tin bí mật… Sẽ là không hợp lý nếu bên nhận hoặc sử dụng những tài sản như vậy phải tiếp nhận toàn bộ người lao động của bên chuyển giao.

Trong nhiều trường hợp, bên mua sẵn sàng tiếp nhận toàn bộ số lao động liên quan của bên bán nhưng cũng có những trường hợp bên mua chỉ muốn tiếp nhận một phần trong số họ, những người mà theo quan điểm của bên mua có thể tiếp tục làm việc hoặc có thể sẽ làm việc được sau một thời gian đào tạo.

Trong thực tế, bên mua sẽ yêu cầu bên bán phải cam kết sẽ giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến số lao động mà họ sẽ tiếp nhận trước khi giao dịch M&A được coi là hoàn thành. Các vấn đề mà bên mua quan tâm và yêu cầu bên mua giải quyết có thể bao gồm tiền lương, tiền thường, trợ cấp, bảo hiểm và bên mua cũng đề xuất bên bán phải cam kết rằng các vấn đề này đã được giải quyết toàn bộ trước khi hoàn thành giao dịch.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)