Thái Lan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam (Trang 66)

Có thể nói rằng ở bất cứ nơi nào trên đất nước Thái Lan cũng có thể tìm thấy cơ hội đầu tư. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở cuối thập niên 90, nền kinh tế Thái Lan đang hồi sinh. Đầu tư nước ngoài là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Thái Lan. Chính vì thế chính phủ Thái Lan luôn có những chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài. Sau cuộc khủng hoảng, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan tăng mạnh đặc biệt là hình thức M&A vì các công ty nước ngoài M&A các công ty đang gặp khó khăn của Thái Lan.

ở Thái Lan có ba hình thức M&A chính. (Tuy nhiên, khái niệm sáp nhập (mergers) không được công nhận trong luật pháp của Thái Lan mà thay vào đó là khái niệm “hợp nhất” (amalgamation ) nhưng ở đây ta sử dụng thuật ngữ “sáp nhập” để thay thế ). Mua lại và sáp nhập hai hoặc nhiều công ty có thể dưới các hình thức sau:

i, Sáp nhập (hợp nhất) ii, Mua lại cổ phần iii, Mua lại tài sản

66

Trong ba hình thức trên thì hình thức hợp nhất là ít phổ biến tại Thái Lan do Thái Lan không khuyến khích hình thức hợp nhất các công ty.

Trên thế giới thường có các hình thức sáp nhập như sau: - Công ty A sáp nhập công ty B = công ty A

- Công ty A sáp nhập công ty B = công ty B - Công ty A sáp nhập công ty B = công ty C

Tuy nhiên ở Thái Lan thường chỉ có hình thức sáp nhập thứ ba. Nhìn chung Thái Lan không có những quy định và những quy tắc cụ thể về M&A, các bên tham gia M&A được phép quyết định và thỏa thuận về các điều khoản, điều kiện tiến hành M&A.

Hoạt động kinh doanh của các công ty tư nhân Thái Lan được chia thành ba loại. Đối với loại thứ nhất gồm các hoạt động trong lĩnh vực:

- Báo chí, truyền thanh, truyền hình - Trồng lúa, chăn nuôi

- Khai thác rừng và gỗ từ rừng tự nhiên

- Đánh bắt thủy hải sản trong địa phận của Thái Lan và trong các khu vực kinh tế đặc biệt.

- Kinh doanh các di sản và cổ vật của Thái Lan - Kinh doanh đất đai

Các nhà đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư vào các lĩnh vực trên vì lý do đặc biệt.

Đối với các hoạt động kinh doanh loại hai như an ninh quốc phòng, các hoạt động liên quan đến nghệ thuật, truyền thống, thủ công mỹ nghệ hoặc các hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến nguồn lực tự nhiên và môi trường ( sản

67

xuất đường mía, khai thác muối, khai thác than…), nhà đầu tư nước ngoài phải được bộ Thương Mại và Chính phủ cho phép. Tuy nhiên, trong các công ty nước ngoài người Thái phải nắm giữ ít nhất 40% vốn và số lượng người Thái trong ban lãnh đạo chiếm ít nhất là 2/3. Trong một số trường hợp nhất định bộ Thương Mại và Chính phủ có thể xem xét giảm tỷ lệ vốn của bên Thái Lan xuống còn 25%.

Các hoạt động kinh doanh loại ba như hướng dẫn du lịch, kinh doanh khách sạn, kinh doanh thực phẩm và đồ uống, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ tư vấn kiến trúc, tư vấn xây dựng… là những lĩnh vực các công ty tư nhân Thái Lan chưa thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Chính vì thế Thái Lan cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty 100% vốn nước ngoài đối với lĩnh vực kinh doanh loại này. Tuy nhiên, để được đầu tư vào các lĩnh vực này nhà đầu tư nước ngoài phải được sự cho phép của bộ Thương mại, cơ quan đăng ký kinh doanh và Ban quản lý kinh doanh nước ngoài.

Trong một số lĩnh vực nhất định (Ngân hàng, tài chính tín dụng, bảo hiểm nhân thọ, đại lý du lịch, hàng hải, hàng không…) Thái Lan đều có những giới hạn về vốn và số lượng người nước ngoài tham gia vào hoạt động quản lý.

Các hoạt động sáp nhập có thể dẫn đến mua lại thị phần, tổng doanh thu, vốn, cổ phiếu hoặc tài sản vượt quá mức cho phép bị Thái Lan cấm vì các hoạt động kinh doanh này sau khi sáp nhập có thể dẫn tới độc quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Các hoạt động sáp nhập bị cấm gồm:

- Sáp nhập giữa các nhà sản xuất, giữa các nhà phân phối, giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, hoặc giữa các nhà cung cấp dịch vụ dẫn đến sự tiếp tục tồn tại của một công ty và mất đi một công ty khác, hoặc thiết lập một công ty mới.

68

- Mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của công ty khác dẫn đến việc có thể kiểm soát các hoạt động của công ty đó.

- Mua toàn bộ hoặc một phần cổ phiếu của công ty khác dẫn đến việc có thể kiểm soát các hoạt động của công ty đó.

Các công ty nước ngoài chỉ được phép thành lập ở Thái Lan dưới các hình thức sau: kinh doanh một chủ, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hữu hạn cổ phần công khai, văn phòng chi nhánh, văn phòng đại diện và văn phòng khu vực và cơ quan điều hành khu vực.

Đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, Thái Lan quy định bất cứ người nào hoặc công ty nào mua chứng khoán đến một tỷ lệ phần trăm có thể ảnh hưởng đến hoạt động quản lý của công ty đó thì phải báo giá bỏ thầu để mua lại chứng khoán của công ty đó. Thái Lan yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài mua hoặc chuyển nhượng chứng khoán lên đến 5% tổng số chứng khoán của một công ty nội địa phải thông báo cho ủy ban chứng khoán trong ngày kinh doanh tiếp theo.

Về thuế, Thái Lan dành nhiều ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thuế doanh lợi là 30% đối với sáp nhập và mua lại bằng hình thức tài sản. Còn đối với mua lại cổ phiếu, Thái Lan áp dụng thuế lũy tiến từ 5% - 37% đối với công dân Thái và 30% cho các công ty nội địa và 15% khấu trừ trước cho công dân và công ty nước ngoài.

Thuế trước bạ là 0,5 % trên số bất động sản ( được miễn nếu như các điều kiện đặt ra được đáp ứng ) đối với hình thức đầu tư mua lại bằng tài sản và sáp nhập. Và 0,1% giá bán ra hoặc giá trị cổ phiếu đã trả ( tùy theo giá trị nào lớn hơn ).

Hình thức đầu tư bằng cách mua lại cổ phiếu và sáp nhập được miễn thuế VAT, còn mua lại tài sản chỉ bị đánh 7% trên bất động sản và được miễn nếu chuyển nhượng toàn bộ công ty.

69

Về vấn đề người lao động, Thái Lan quy định tất cả người lao động phải đồng ý với bản kế hoạch nhân sự do bên mua đưa ra. Bản kế hoạch đó phải đảm bảo được quyền lợi của người lao động. Đối với những người xin thôi việc, công ty phải đền bù cho họ theo quy định của luật lao động tùy theo thời gian làm việc cho công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam (Trang 66)