3.1.4.1.Kinh Đô thâu tóm kem Walls của Unilever
Nhận thức được tiềm năng phát triển của ngành kem, kết hợp cùng sự am tường về thực phẩm, Kinh Đô đã quyết định mua lại Wall‟s và thành lập công ty Kido‟s. Vào thời điểm 1993, đây là sự kiện bất ngờ tạo tiếng vang lớn - lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam mua lại nhãn hiệu của một tập đoàn lớn nước ngoài, đồng thời cũng đánh dấu việc Kinh Đô chính thức đầu tư sang lĩnh vực mới, thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm cũng như nâng cao uy tín thương hiệu của Kinh Đô trên thương trường trong nước và quốc tế.
Qua tổng quan công ty Kinh Đô, ta thấy được chiến lược của Kinh Đô là đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình, nhưng ở đây kinh Đô không phải là “đàn em” trong công nghệ mà luôn luôn là người đi đầu trong
90
công nghệ sản xuất lĩnh vực mới, từ bánh Snacks đơn điệu rồi đến cookies, kẹo cứng, kẹo mềm, bánh mì, bánh bông lan, chocolate,… Cũng vì mục tiêu phục vụ chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, khai thác những khúc thị trường mới mà tháng 04 năm 2003, ban quản trị Kinh Đô đã quyết định mua lại dây chuyền sản xuất kem ăn sao cấp Wall‟s của Unilever.
Nội dung chính của Hợp đồng thỏa thuận giữa Kinh Đô và Unilever trong vụ mua lại dây chuyền sản xuất kem Wall‟s như sau:
Kinh Đô mua lại tất cả những tài sản của nhà máy sản xuất kem Wall‟s lúc bấy giờ kể cả lực lượng lao động đang làm việc tại nhà máy cũng sẽ ký hợp đồng với mới lại với Kinh Đô. Điều này cũng đồng nghĩa là toàn bộ những tài sản đang có của Wall‟s sẽ chuyển sang người sở hữu là mới là Kinh Đô.
Kinh Đô được quyền sử dụng thương hiệu của kem Wall‟s trong vòng 5 năm đầu kể từ ngày hợp đồng được ký kết.
Về hình thức mua lại: Kinh đô mua lại toàn bộ tài sản (kể cả công nghệ sản xuất) của hãng kem Wall's: nhà xưởng, được quyền sử dụng thương hiệu Wall's trong thời hạn 5 năm, thiết bị máy móc, phương tiện làm việc, văn phòng các nơi, hệ thống kho, tủ kem, xe đẩy, xe tải... Tất cả nằm trong danh mục tài sản cụ thể và sẽ được bàn giao rõ ràng, đúng luật pháp. Về người lao động, toàn bộ sẽ ký hợp đồng mới với Kinh đô thời hạn ban đầu là ba năm và họ được hưởng mọi quyền lợi như ở Wall ngày trước.
3.1.4.2.Ngân hàng TMCP Liên Việt và Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt hiện nay là kết quả của quá trình sáp nhập Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện và Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam) với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt.
91
Mặc dù mới thành lập, xuất hiện trên thị trường như “một người” đến sau, nhưng Ngân hàng Liên Việt đã làm ngỡ ngàng tất cả những ai vốn quan tâm tới lĩnh vực tài chính ngân hàng bởi những bước tiến nhanh, dài và chắc chắn.
Sau ba năm hoạt động, trải qua nhiều cơ hội và thách thức, Ngân hàng Liên Việt đã có vốn điều lệ 5.650 tỷ đồng (tăng gần gấp hai lần so với năm đầu), tổng tài sản đạt trên 40.000 tỷ đồng, tổng lợi nhuận lũy kế đạt trên 2.000 tỷ trong cùng thời gian. Cũng trong thời gian này, mạng lưới Ngân hàng Liên Việt mở rộng gấp 7 lần (từ 7 điểm giao dịch ban đầu lên 50 điểm), và nhân sự tăng gấp ba lần (từ 500 lên 1.500).
Ngân hàng Liên Việt đã thu hút được lượng khách hàng cá nhân tới trên 5 vạn người. Lượng khách hàng tổ chức gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội khác đạt con số hàng nghìn. Liên Việt đang ngày càng có chỗ đứng vững chắc, trở thành NH uy tín và được yêu chuộng hàng đầu trong khối ngành Ngân Hàng Việt Nam.
Thương hiệu Bưu Điện hay Bưu chính Việt Nam đã không còn xa lạ gì đối với mỗi người dân. Là kết quả của của quá trình chia tách Bưu chính Viễn thông để hình thành Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam đi vào họat động chính thức từ 01/1/2008.
Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (Viet Nam Post) là doanh nghiệp nhà nước, thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) với hệ thống mạng lưới gồm 63 Bưu điện tỉnh, thành phố, 07 công ty trực thuộc và gần 18.000 điểm phục vụ bao gồm các Bưu cục, Đại lý Bưu điện, Kiot, Điểm Bưu điện – Văn hóa xã trên toàn quốc. Hơn 12 năm qua, Tiết kiệm Bưu Điện đã giành chỗ đứng đáng kể trên thị trường tài chính. Hoạt động của hệ thống Tiết kiệm Bưu điện đã góp phần thúc đẩy việc thay đổi thói quen thanh toán dùng tiền mặt, góp phần đưa các dịch vụ tài chính, ngân hàng đến gần
92
với người dân, đặc biệt là dân cư tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Định hướng hình thành một ngân hàng Bưu Điện trên nền tảng của Tiết kiệm Bưu Điện cũng đã được các thế hệ lãnh đạo Ngành Bưu Điện đề cập trong chiến lược phát triển từ những năm đầu đổi mới.
Như vậy, nếu Ngân hàng Liên Việt nhận sáp nhập Dịch vụ tiết kiệm Bưu Điện thì Liên Việt sẽ được thừa hưởng mạng lưới của hệ thống tiết kiệm bưu điện. Các chuyên gia kinh tế đánh giá, cuộc “se duyên” giữa Bưu Điện và ngân hàng Liên Việt đã giúp cho Ngân hàng này có bước tiến dài, đi tắt đón đầu tới cả 100 năm. Ở Việt Nam ngoài Ngân hàng Nông nghiệp thì chưa có Ngân hàng nào có mạng lưới rộng như vậy. Có lẽ, đây cũng chính là mục tiêu mà Ngân hàng Liên Việt hướng tới khi nhận sáp nhập Dịch vụ Bưu điện.
Về bản chất, đây là một thương vụ sáp nhập. Tuy nhiên, hai doanh nghiệp này đã thỏa thuận đây là hình thức Tổng công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào Ngân hàng Liên Việt bằng giá trị của một công ty thành viên là Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Phải chăng đây là một cách “lách luật” của hai công ty này vì theo quy định của Thông tư số 04/2010/TT-NHNN quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng thì chỉ có các tổ chức tín dụng mới được sáp nhập vào nhau.
Phải thừa nhận, việc hình thành Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt không chỉ tạo ra một “cú hích” mạnh trên thị trường tài chính, tiền tệ mà còn cả đối với ngành Bưu chính Việt Nam vốn đang gặp khó khăn chồng chất sau hơn 3 năm được thành lập thực hiện quá trình chia tách bưu chính viễn thông.
3.1.4.3. Vietcombank - Mizuho Corporate Bank
Cuối năm 2011, Mizuho Corporate Bank (một ngân hàng của Nhật Bản) chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược của Ngân hàng TMCP Ngoại
93
thương Việt Nam khi mua cổ phần phát hành thêm của Vietcombank chiếm 15% vốn điều lệ.
Khi tiến hành thương vụ này, thuận lợi của Mizuho là có thể tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ của Việt Nam mà không phải tiến hành các thủ tục thành lập ngân hàng. Đồng thời, Vietcombank là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, có kết quả kinh doanh tốt trong suốt những năm vừa qua. Vì vậy, việc đầu tư vào Vietcombank hứa hẹn khả năng thu lợi lớn.
Đối với Vietcombank, khi tiến hành mua cổ phần, Mizuho đồng ý cho mua với giá cao hơn giá thị trường (giá thị trường khi đó là 29000 đồng một cổ phiếu, Mizuho mua với giá 34000 đồng một cổ phiếu). Ngoài việc bán được giá cao hơn giá thị trường, Vietcombank còn được Mizuho cam kết hỗ trợ kỹ thuật trong suốt thời gian Mizuho nắm giữ cổ phần tại Vietcombank và Mizuho không được chuyển nhượng cổ phần trong vòng 5 năm kể từ ngày mua cổ phần.
Như vậy, thương vụ M&A này có lợi có cả bên bán và bên mua.