- Lựa chọn đúng định hƣớng chiến lực phát triển thị trƣờng. Bài học thành công của các quốc gia trên cho thấy: họ đều xác định XK hàng dệt may là một trong những định hƣớng tập trung của chiến lƣợc XK hàng hoá vì nó phù hợp với trình độ phát triển và tiềm lực kinh tế của một nƣớc đang phát triển và giải quyết đƣợc vấn đề dƣ thừa lao động.
38
Trong chiến lƣợc của họ có 2 điểm cần phải học tập:
Một là, dành sự tập trung cho phát triển những thị trƣờng XK trọng
điểm là Mỹ và EU nhƣng vẫn chú trọng đến phát triển các thị trƣờng khác.
Hai là, chủ động phát triển cả mạng lƣới sản xuất nguyên liệu thô,
mạng lƣới sản xuất nguyên liệu cho ngành may mặc, mạng lƣới phân phối và mạng lƣới marketing. Do đó, họ đã ngày càng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu đối của hàng dệt may. Đây là một trong những bài học rất quan trọng mà Việt Nam cần phải học tập nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh XK và chiếm lĩnh thị trƣờng dệt may nói chung.
- Từng bƣớc chuyển từ chiến lƣợc khai thác lao động giá rẻ sang nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. May mặc là ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn ở các nƣớc đang phát triển với chi phí tiền lƣơng thấp. Hiện tại, lợi thế của Việt Nam về chi phí tiền lƣơng thấp đang bị dần mất đi do kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, thu nhập bình quân theo đầu ngƣời không ngừng tăng lên. Đồng thời, chúng ta cũng đang phải cạnh tranh trực tiếp với hàng dệt may khai thác lao động giá rẻ của Bănglađét và một số nƣớc Châu Phi. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, chúng ta cần chuyển từ khai thác lợi thế về tiền lƣơng thấp sang chiến lƣợc nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng của sản phẩm.
- Đầu tƣ trang thiết bị, máy móc, công nghệ. Muốn chuyển sang chiến lƣợc nâng cao năng suất và chất lƣợng thì cần phải đầu tƣ công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại. Một mặt, Nhà nƣớc tăng đầu tƣ cho các hoạt động nghiên cứu triển khai để phát triển công nghệ may mặc, đặc biệt là ƣu tiên cho công nghệ dệt để có nguyên liệu mới cho ngành may. Mặt khác, các DN cũng cần tăng cƣờng đầu tƣ công nghệ, máy móc hiện đại để tăng năng suất và chất lƣợng các sản phẩm may mặc. Thành công của Trung Quốc là do họ luôn đổi mới công nghệ để cho ra những sản phẩm mới và chủ động đƣợc nguồn
39
nguyên, phụ liệu. Đây là điều chúng ta chƣa làm đƣợc và cần phải xúc tiến làm ngay trong thời gian tới.
- Tăng cƣờng đầu tƣ cho nghiên cứu, thiết kế kiểu dáng, mẫu mã hàng may mặc XK. Để tham gia đƣợc vào một trong những khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu của hàng dệt may cần phải phát triển mạnh các trung tâm nghiêu cứu thiết kế sản phẩm. Các trung tâm này cần sử dụng các phƣơng tiện khoa học kỹ thuật để thu thập thông tin về thị hiếu, sở thích của ngƣời tiêu dùng. Đồng thời, ứng dụng công nghệ hiện đại để thiết kế mẫu mốt, tạo dáng thời trang và phát triển đội ngũ các nhà thiết kế, tạo kiểu dáng công nghiệp để định hƣớng thị hiếu cho ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc. - Liên kết giữa các DN trong kinh doanh XK hàng dệt may: tạo khả năng tiến hành các chiến lƣợc marketing trên thị trƣờng XK cũng nhƣ tham gia các triển lãm, hội chợ quốc tế để ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài có đƣợc cái nhìn tích cực hơn về các sản phẩm may mặc có “made in Viet Nam”.
- Đa dạng hoá phƣơng thức kinh doanh XK: trong giai đoạn đầu có thể áp dụng phƣơng thức gia công XK. Các bƣớc phát triển tiếp theo khi đã đủ tiềm lực và kinh nghiệm sẽ chuyển dần sang những phƣơng thức kinh doanh khác nhƣ XK trực tiếp để đạt hiệu quả cao hơn, tạo thƣơng hiệu và vị thế vững chắc trên thị trƣờng quốc tế.
Một phƣơng thức nữa có thể sử dụng hiệu quả để tăng lƣợng hàng may mặc XK sang thị trƣờng Mỹ và EU là nhƣợng quyền thƣơng mại. Một số DN Việt nam đã sử dụng phƣơng thức này nhƣ áo sơ mi đƣợc sản xuất và XK dƣới nhãn mác Pierre Cardin, quần âu với nhãn hiệu Milano,…tuy nhiên, số lƣợng còn hạn chế. Trong điều kiện hàng Việt Nam chƣa đƣợc biết tới, các DN cần sử dụng biện pháp nhƣợng quyền thƣơng mại để tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời triển khai các hoạt động XTTM để xâm nhập vào các thị trƣờng khó tính bằng chính chất lƣợng sản phẩm do mình sản xuất.
40
- Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài: đây là cách để chúng ta rút ngắn khoảng cách với các nƣớc là đối thủ cạnh tranh hàng may mặc XK. Cần ƣu tiên thu hút đầu tƣ từ chính các nhà đầu tƣ của thị trƣờng mà chúng ta hƣớng tới bởi hơn ai hết, họ là ngƣời nắm bắt đƣợc nhu cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc họ và luôn tìm kiếm các sản phẩm có tính thời trang, đem lại giá trị kinh tế cao.
- Nâng cao chất lƣợng sản phẩm nhằm hƣớng tới phục vụ khách hàng trung lƣu và thƣợng lƣu. Chất lƣợng sản phẩm không chỉ dừng lại ở độ bền nữa mà cần hiểu theo hƣớng có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo sức khoẻ cho ngƣời tiêu dùng, quy trình sản xuất đảm bảo yếu tố “xanh” và “sạch”. Đây là quan niệm mới về chất lƣợng sản phẩm may mặc mà chúng ta cần tiếp cận và thực hiện trong quá trình sản xuất trong nƣớc.
- Đa dạng các kênh kinh doanh hàng may mặc Việt Nam trên các thị trƣờng khác nhau: bên cạnh các kênh gián tiếp, trung gian thƣơng mại của Hồng Kông, Singapo… các DN dệt may Việt Nam cần chủ động trực tiếp tiếp cận với các kênh phân phối của chính thị trƣờng mà chúng ta hƣớng tới. Bởi đây là biện pháp duy nhất giúp chúng ta nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng may mặc thế giới, đồng thời tạo sự chủ động, linh hoạt trong các kế hoạch sản xuất do không bị chi phối bởi các kênh trung gian nữa.
- Nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của các nhà quản lý và nhân viên kinh doanh của các DN may mặc Việt Nam. Rào cản về ngoại ngữ là thách thức rất lớn đối với các nhà quản lý và nhân viên kinh doanh khi muốn tiếp cận các thị trƣờng XK. Chúng ta không hiểu họ nói gì thì sẽ không biết đƣợc họ cần cái gì để đáp ứng. Nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho bộ phận này sẽ giúp hàng may mặc Việt Nam có khả năng xâm nhập, len lỏi sâu hơn vào thị trƣờng nƣớc ngoài.
41
Kết luận chƣơng 1
Trong chƣơng này, tác giả đã tập trung trình bày về cơ sở lý luận đối với vấn đề phát triển thị trƣờng dệt may trong giai đoạn hiện nay. Đó là các khái niệm về thị trƣờng, về phát triển thị trƣờng và vai trò của thị trƣờng đối với hoạt động sản xuất hàng may mặc.
Bên cạnh đó, những tác động tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển thị trƣờng dệt may cũng đã đƣợc trình bày một cách khái quát nhất. Đây sẽ là những tiền đề để dệt may Việt Nam tận dụng cơ hội, vƣợt qua thách thức và các rào cản để phát triển bền vững.
Ngoài ra, chƣơng này còn trình bày một cách khái quát nhất kinh nghiệm phát triển thị trƣờng dệt may của các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,… và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác phát triển thị trƣờng dệt may trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
Đây sẽ là những kiến thức nền tảng để tác giả triển khai nội dung của các phần tiếp theo trong đề tài.
42
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Trong thời kỳ bao cấp, ngành dệt may của nƣớc ta cũng nhƣ các ngành kinh tế khác, chủ yếu sản xuất theo mô hình tự cung tự cấp. Sản xuất theo kế hoạch của Nhà nƣớc và sản phẩm đƣợc bao tiêu nên triệt tiêu động lực để phát triển sản xuất.
Do sản xuất trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, nên ngành may mặc Việt Nam thời kỳ trƣớc đổi mới chỉ tập trung để phục vụ nhu cầu may mặc trong nƣớc. Thị trƣờng XK chƣa đƣợc qua tâm, chúng ta có XK nhƣng chỉ bó hẹp trong khối các nƣớc xã hội chủ nghĩa với quy mô vừa và nhỏ. Bản hoạt động XK cũng phụ thuộc vào kế hoạch của Nhà nƣớc chứ DN chƣa có quyền chủ động. Chính từ sự đặc thù đó làm cho ngành dệt may Việt Nam trƣớc thời kỳ mở cửa đã không phát triển và mở rộng đƣợc.