- Hạn chế lớn nhất trong việc marketing sản phẩm là dệt may Việt Nam chỉ mới tập trung vào các sản phẩm truyền thống đem lại giá trị kinh tế trung bình và thấp mà chƣa đầu tƣ vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm may mặc là chủ yếu, còn sản phẩm dệt rất hạn chế.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do các DN dệt may chƣa chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu mới, tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm chƣa cao làm cho việc thu hồi vốn để tái đầu tƣ chậm; chƣa tham gia vào hoạt động thƣơng mại tạm nhập, tái xuất; thiếu vốn để nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm mới.
- Thiết kết mẫu mốt ở Việt Nam còn khoảng cách xa so với thực tế sản xuất. Các nhà sản xuất đã đầu tƣ cho chất liệu mới, cho công cụ sản xuất mới, nâng cao chất lƣợng sản phẩm nhƣng mẫu mã lại chƣa để lại hàm lƣợng trí tuệ của các nhà thiết kế. Chúng ta vẫn phát triển XK thông qua các mẫu mốt do khách hàng thiết kế sẵn.
72
Nguyên nhân là ngành thiết kế Việt Nam mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Các DN chủ yếu tập trung gia công cho các đơn hàng có sẵn chứ không đầu từ cho phát triển thời trang. Các nhà thiết kế Việt Nam thƣờng mạnh về tƣ duy sáng tạo nhƣng thiếu năng lực kinh doanh nên các mẫu mà họ đƣa ra thƣờng thiếu thực tế, chỉ dành cho một đối tƣợng nhất định trong xã hội chứ không phải hƣớng tới đại đa số ngƣời tiêu dùng. Chính điều này đã tạo nên khoảng cách rất lớn về thời trang sàn diễn và thời trang ứng dụng. Nói cách khác, ngành thời trang Việt Nam chƣa “gói” đƣợc văn hoá và trí tuệ của mình đƣợc vào sản phẩm.
- Giá cả của các sản phẩm may mặc Việt Nam thƣờng chƣa hợp lí. Một số loại sản phẩm giá rẻ khi XK thì vƣớng phải chính sách bảo hộ sản xuất trong nƣớc của thị trƣờng định hƣớng tới. Còn lại đa phần là các sản phẩm của chúng ta còn cao hơn so với giá của các nƣớc đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nguyên nhân của việc chúng ta bị kiện phá giá ở một số thị trƣờng chính chủ yếu do các DN dệt may thiếu thông tin về thị trƣờng mà họ hƣớng tới từ đó ngộ nhận về việc cạnh tranh bình đẳng ở các sân chơi này. Thực tế cho thấy, các DN XK theo hình thức FOB loại III thƣờng chỉ định giá bán dựa trên chi phí thực sản xuất trong nƣớc cộng với một tỷ lệ lợi nhuận mà họ xem là hợp lý mà không xem xét tới việc tất các quốc gia khi tham gia hội nhập đều có những chính sách riêng để bảo hộ sản xuất trong nƣớc. Ví dụ, giá sản phẩm may mặc bán ở thị trƣờng Mỹ do chính nƣớc này sản xuất cao hơn so với giá nhập từ các quốc gia khác, khi chúng ta bán cùng loại sản phẩm vào thị trƣờng nƣớc này với giá thấp hơn sẽ bị kiện.
Việc sản phẩm may mặc Việt Nam thƣờng cao hơn so với các nƣớc trong khu vực xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau:
Một là, do sản lƣợng nguyên phụ liệu không đáp ứng đƣợc nhu cầu trong
73
lớn phải NK. Mà giá cả NK nguyên, phụ liệu thƣờng không ổn định, cộng với chi phí vận chuyển sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng cao.
Hai là, do máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu, không đồng bộ dẫn tới
việc dùng nhiều thao tác thủ công làm cho năng suất lao động không cao, chất lƣợng sản phẩm thấp, kiểu dáng chậm đƣợc đổi mới.
Ba là, giá điện, nƣớc, viễn thông và lãi suất ngân hàng của Việt Nam
vẫn cao hơn các nƣớc trong khu vực làm tăng chi phí đầu vào của sản phẩm. - Công tác tiếp thị, quảng cáo sản phẩm may mặc chƣa đƣợc các DN may mặc quan tâm đúng mức là hạn chế lớn nhất trong hoạt động XTTM. Điều này làm cho công tác XTTM chƣa đem lại hiệu quả cao.
Hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: đó là do dệt may Việt Nam mới tham gia vào thị trƣờng thế giới nên hoạt động XTTM còn nhiều bất cập (các DN chƣa thiết lập đƣợc mạng lƣới trao đổi thông tin về thị trƣờng); hoạt động quảng cáo thƣờng đơn điệu, thiếu chọn lọc, không đồng bộ giữa các phƣơng tiện quảng cáo nên thiếu tính lôi cuốn và định hƣớng nhu cầu tiêu dùng trên thị trƣờng; do chi phí tham gia vào các Hội chợ, triển lãm ở nƣớc ngoài khá cao nên DN dệt may không đủ nguồn lực tham gia.
2.2.2.3. Trong hoạt động tổ chức thị trường
- Hạn chế lớn nhất trong việc xây dựng kênh phân phối hàng may mặc nƣớc ta là các kênh phân phối trong nƣớc thƣờng thiếu ổn định, kênh phân phối ngoài nƣớc bị bỏ trống. Các DN dệt may Việt Nam thƣờng thiếu năng động và xông xáo trong việc tìm kiếm khách hàng và thị trƣờng.
Hạn chế trên xuất phát từ thực tế các DN dệt may Việt Nam đại đa số ở quy mô vừa và nhỏ nên chƣa đủ điều kiện và nguồn lực để tự xây dựng kênh phân phối và tìm kiếm khách hàng. Việc đầu tƣ xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức làm cho việc phát triển kênh phân phối là rất khó. Thực tế, thì việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu may mặc để trở
74
thành một nhãn hàng hoá nổi tiếng sẽ cần rất nhiều thời gian, tiền bạc và trí tuệ khiến các DN không đủ sức thực hiện. Các kiến thức về xây dựng chiến lƣợc và sử dụng các công cụ marketing còn thiếu nên chủ động tìm kiếm đƣợc khách hàng.
75
Kết luận chƣơng 2
Những vấn đề trình bày trong chƣơng này cho thấy thực tế hoạt động XK và chiếm lĩnh thị trƣờng nội đƣợc của hàng dệt may Việt Nam đã đem lại những kết quả khả quan. Đó là sự tăng trƣởng liên tục về tổng giá trị hàng may mặc XK và tiêu dùng nội địa. Thông qua việc làm rõ những điểm mạnh và những hạn chế ở các thị trƣờng XK chính và nội địa để đề xuất những giải pháp nhằm gia tăng giá trị thƣơng mại XK vào các thị trƣờng này.
Bên cạnh đó, thực trạng công tác phát triển thị trƣờng dệt may cũng đã đƣợc tác giả nêu và phân tích khá rõ trong chƣơng này. Những thành tựu trong việc phát triển thị trƣờng dệt may sẽ là những bài học kinh nghiệm bổ ích cho các DN trong việc lựa chọn phát triển thị trƣờng cho phù hợp với năng lực của mình. Những hạn chế vào nguyên nhân của hoạt động phát triển thị trƣờng cũng đã đƣợc nêu và phân tích kỹ sẽ là kiến thức để các DN dệt may hạn chế những khuyết khuyết nhằm khai thác tốt nhất các cơ hội kinh doanh thông qua việc phát triển thị trƣờng phù hợp.
Việc giữ vững và mở rộng thị trƣờng hiện có là một trung những nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, trong công tác này dệt may nƣớc ta cũng đang gặp nhiều trở ngại. Đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các nƣớc sản xuất hàng dệt may mà điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,… Do đó, việc tiếp tục vận dụng sámg tạo những kinh nghiệm đã đạt đƣợc trong quá trình phát triển thị trƣờng dệt may và khắc phục những hạn chế, gỡ bỏ những vƣớng mắc nhằm xâm nhập, nâng cao thị phần XK và thị phần nội địa cho ngành dệt may Việt Nam.
76
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1. DỰ BÁO THỊ TRƢỜNG HÀNG DỆT MAY
Trong nền sản xuất hàng hoá, thị trƣờng là yếu tố quyết định của sản xuất, tồn tại khách quan theo những quy luật nhất định. Để duy trì sản xuất, xuất, nhập khẩu, ngành dệt may phải chủ động tổ chức tìm kiếm thị trƣờng, khắc phục tính thụ động ngồi chờ, giữ vững, khai thác, mở rộng thị trƣờng hiện có, nhanh chóng tìm kiếm khai thác thị trƣờng mới. Cần chuẩn bị những điều kiện để có thể chuyển dần từng bộ phận, từng DN sang phƣơng thức thƣơng mại khi có đủ khả năng, thay thế dần phƣơng thức gia công.
Trong một thập kỷ tới, ngành dệt may Việt Nam vẫn hƣớng ra XK để thu hút ngoại tệ, tự cân đối để tồn tại và phát triển, đồng thời coi trọng thị trƣờng nội địa để làm cơ sở cho sự phát triển.
3.1.1. Thị trƣờng nội địa
* Đặc điểm thị trường:
Trên “sân nhà”, ngành dệt may Việt Nam sẽ gặp không ít khó khi nƣớc ta phải thực hiện các cam kết gia nhập WTO và các Hiệp định thƣơng mại đã ký kết, bởi thị trƣờng nội địa trong thời gian sắp tới sẽ trở thành “sân chơi” chung của tất cả các quốc gia. Để giữ đƣợc thị trƣờng trong nƣớc, không để hàng hoá may mặc của Việt Nam “chết” trên sân nhà thì bản thân ngành dệt may phải có những bƣớc đi và giải pháp thích hợp trong thời gian tới.
Với hơn 86 triệu dân, thị trƣờng nội địa là nguồn lực rất lớn để dệt may Việt Nam phát triển nếu chúng ta chiếm lĩnh đƣợc. Nền kinh tế liên tục phát triển nhanh và ổn định trong thời gian qua, thu nhập của ngƣời dân không ngừng nâng cao đồng nghĩa với việc các nhu cầu về “cái mặc” của ngƣời dân ngày càng cao hơn. Ngoài ra, các DN dệt may cũng đang đƣợc hƣởng lợi trực
77
tiếp từ chủ trƣơng “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” và chƣơng trình
“XTTM và tiêu dùng nội địa” do Chính phủ phát động.
* Xu hướng tiêu dùng hàng dệt may:
Khủng hoảng kinh tế tác động đến đời sống kinh tế - xã hội nƣớc ta. Do đó, ngƣời tiêu dùng sẽ thắt chặt chi tiêu hơn, bản thân họ sẽ lựa chọn những sản phẩm có giá cả phải chăng và chất lƣợng tốt thay cho những sản phẩm có xuất xứ từ nƣớc ngoài sẽ là cơ hội để các DN dệt may chiếm lĩnh lại thị trƣờng nội địa bằng chính chất lƣợng sản phẩm và uy tín của DN mình.
Qua lâu rồi quan niệm “ăn chắc, mặc bền”, ngƣời tiêu dùng Việt Nam cũng đang ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lƣợng đối với các sản phẩm may mặc. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của hàng may mặc Trung Quốc và nhiều quốc gia khác với nhiều loại sản phẩm tƣơng ứng với nhiều mức giá khác nhau trên thị trƣờng sẽ là một thách thức lớn đối với các DN dệt may nƣớc ta.
3.1.2. Thị trƣờng xuất khẩu
* Đặc điểm thị trường:
Năm 2010, với những tác động tích cực từ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng, ngành công nghiệp dệt may trên thế giới đã có những bƣớc tăng trƣởng đáng kể.
Các thị trƣờng NK hàng may mặc lớn trên thế giới sẽ tăng trƣởng mạnh trở lại, trong đó phải kể tới thị trƣờng Mỹ. Kéo theo sự tăng trƣởng tiêu dùng hàng may mặc của thị trƣờng nội địa Mỹ, XK may mặc của các quốc gia có thế mạnh trong ngành công nghiệp dệt may cũng tăng theo.
Bên cạnh những bƣớc phát triển thuận lợi nhƣ trên, ngành công nghiệp dệt may thế giới trong những năm tiếp theo sẽ phải đối diện với không ít thách thức, khó khăn:
- Khủng hoảng nợ công tại Châu Âu đã tác động tiêu cực tới NK hàng dệt may vào thị trƣờng này. Nhu cầu NK hàng may mặc của thị trƣờng Nhật Bản
78
cũng giảm do ảnh hƣởng của các thảm hoạ thiên nhiên và chính sách thắt chặt chi tiêu để kiến thiết lại đất nƣớc sau thảm hoạ sóng thần và các sự cố về hạt nhân.
- Một trong những tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp dệt may thế giới trong năm các năm tiếp theo là sự biến động tăng cao của giá nguyên phụ liệu dệt may. Sau khủng hoảng, khi thị trƣờng tiêu dùng dần hồi phục, các quốc gia có thế mạnh trong ngành dệt may không ngừng tăng cƣờng sản xuất, từ đó dẫn đến cầu bông tăng không ngừng. Trong khi đó, cung bông do những nguyên nhân khách quan không đủ đáp ứng cầu đã dẫn đến hiện tƣợng tăng giá.
+ Một trong những nguyên nhân khiến cho giá bông không ngừng tăng cao là do dự trữ bông toàn cầu giảm mạnh. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo lƣợng dự trữ bông toàn cầu sẽ giảm còn 42,2 triệu kiện. Bên cạnh đó, do lo ngại giá bông tiếp tục tăng cao và nhằm bảo vệ ngành dệt may trong nƣớc, Ấn Độ - quốc gia XK bông lớn thứ 2 thế giới đã hạn chế XK bông trong một thời gian dài (bắt đầu từ tháng 04/2010) khiến cho tình trạng khan hiếm trên thị trƣờng bông thế giới càng trở nên gay gắt. Ngoài ra, các hoạt động đầu cơ, đồng USD suy yếu cũng là những nguyên nhân dẫn tới việc giá bông thế giới liên tục tăng cao.
+ Giá bông tăng cao đã dẫn tới những khó khăn nhất định trong việc phục hồi, phát triển ngành công nghiệp dệt may của thế giới. Trong khi đơn giá hàng XK tăng nhẹ thì chi phí đầu vào lại tăng cao khiến cho việc sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, lợi nhuận do đó giảm, ảnh hƣởng tiêu cực tới định hƣớng tái đầu tƣ trong thời gian tới.
Tổng giá trị hàng dệt may buôn bán trên thế giới năm 2010 ƣớc đạt 700 tỷ USD, điều này chứng tỏ ngành dệt may Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào thị trƣờng to lớn này. Thực tế, thị trƣờng XK có nhu cầu lớn nhƣng lại yêu cầu rất cao về chất lƣợng và mẫu mã, đặc biệt là thị trƣờng Mỹ, Nhật Bản, EU. Để vào đƣợc thị trƣờng này, ngành dệt may phải đi từng bƣớc từ dễ
79
đến khó, từ gia công đến xuất hàng FOB. Thâm nhập và mở rộng thị trƣờng là nhiệm vụ hàng đầu, là công việc khó khăn phức tạp nên phải phát huy khả năng của mọi DN để mở rộng và phát triển thị trƣờng. Đồng thời ngành Dệt may Việt Nam cũng phải từng bƣớc đầu tƣ hợp lý, tổ chức lại quản lý sản xuất để tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh và uy tín trên thị trƣòng.
* Xu hướng sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may trên thị trường thế giới
Với dân số trên 6,8 tỷ ngƣời năm 2010, thế giới là một thị trƣờng tiêu thụ khổng lồ sản phẩm của ngành dệt may. Cùng với thu nhập của thế giới ngày càng tăng, nhu cầu ăn mặc, mua sắm cũng tăng theo tƣơng ứng. Điều kiện thời tiết khí hậu ở mỗi nƣớc khác nhau đòi hỏi các DN dệt may phải cung cấp những sản phẩm khác nhau thích ứng với tính mùa vụ trong năm. Đời sống ngày càng khá lên với thu nhập càng cao, con ngƣời lại có xu hƣớng quay về với thiên nhiên. Do vậy những sản phẩm dệt may có xuất xứ từ thiên nhiên nhƣ tơ tằm, lanh, thổ cẩm…sẽ là những sảm phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng trên thế giới ƣa chuộng. Việt Nam có lợi thế về những mặt này nên cần khai thác triệt để. Ngoài ra, do không khí bị ô nhiễm nặng nề nên con ngƣời có nhu cầu về những sản phẩm may đặc biệt để bảo vệ… Tất cả những điều đó càng làm cho sản phẩm dệt may ngày càng trở nên đa dạng và phong phú.
Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam đang thống trị hàng dệt may tại Mỹ, EU và Nhật Bản, vì họ có khẳ năng lớn nhất trong việc đáp ứng mọi nhu cầu về bất kỳ chủng loại hàng hoá dệt may nào với nhiều cấp độ chất lƣợng và giá cả cạnh tranh nhất. Tuy nhiên Trung Quốc cũng bị hạn chế rất nhiều từ những điều khoản mà nƣớc này cam kết khi gia nhập WTO - đó là phải bảo đảm không gây ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng nhƣ hiện nay của những nƣớc cung cấp hàng dệt may khác vào thị trƣờng Mỹ