Hoạt động marketing mà ngành dệt may Việt Nam cần thực hiện trong thời gian tới là:
* Giải pháp về sản phẩm:
Trên cơ sở nghiên cứu thông tin thị trƣờng và phân khúc thị trƣờng, mỗi DN dệt may cần lựa chọn những thị trƣờng phù hợp nhằm phủ kín các phân khúc thị trƣờng. Mục đích của việc này là hƣớng tới sự chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm theo chủng loại, theo độ tuổi, theo giới tính, theo thu nhập, theo khu vực của khách hàng trong và ngoài nƣớc. Qua đó, các DN phải phối
98
hợp với nhau đáp ứng đầy đủ nhu cầu các mặt hàng cho khách hàng ở cùng một thị trƣờng cụ thể.
Lập kế hoạch phân chia mặt hàng, chuyên môn hoá cho các DN dệt may. Căn cứ vào dự đoán quy mô nhu cầu thị trƣờng, dựa vào các đơn hàng của các đối tƣợng khách hàng khác nhau, năng lực sản xuất thực tế của DN, HHDMVN sẽ tƣ vấn và định hƣớng các mặt hàng cho các DN để ngăn chặn sự cạnh tranh trong nội bộ và bị khách hàng nƣớc ngoài ép giá.
Cần phân chia mặt hàng cho DN dựa trên quy mô của DN, theo cách phân chia sau:
- Các DN may bậc cao, trung chuyên môn hoá sản xuất các mặt hàng chất lƣợng cao phục vụ XK và tiêu thụ nội địa nhƣ: bộ Veston, áo sơ mi, áo Jacket, quần jean, quần tây, hàng thời trang,..
- Các DN may quy mô nhỏ sản xuất các mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật trung bình, sử dụng thƣờng xuyên nhƣ: quần áo mặc ở nhà, bộ đồ thể thao (loại đơn giản), quần áo trẻ em,…
- DN may công nghiệp chuyên sản xuất quần áo lót nam, nữ cao cấp. - DN may bậc thấp sản xuất các mặt hàng đơn giản nhƣ: màn, rèm chắn, ga trải giƣờng, …
Cần phải nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm may mặc có chất liệu chống co, siêu mềm, bảo vệ da hoặc những chất liệu có nguồn gốc thiên nhiên, tỷ lệ cotton cao, hút ẩm tốt, thổ cẩm, lụa tơ tằm,… Khách hàng luôn thích sử dụng những sản phẩm có đặc trƣng nổi bật từ kiểu dáng, màu sắc, đến thiết kế,… phải hài hoà, phù hợp với lứa tuổi, với mùa và văn hoá bản địa.
Một số sản phẩm mà ngành dệt may Việt Nam có thể nghiên cứu để sản xuất là:
+ Sản phẩm tăng cƣờng sự thoải mái cho ngƣời mặc: giữ ấm, chống nhăn, nhẹ, mát, …
99
+ Sản phẩm có tính năng vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ: quần áo diệt vi trùng, chống nấm mốc, mồ hôi, chịu nhiệt, chống tia cực tím,…
Ngoài ra, các DN dệt may Việt Nam cũng cần tăng cƣờng xây dựng uy tín cho sản phẩm của mình. Uy tín đƣợc thể hiện thông qua mẫu mã, chủng loại, kiểu dáng, chất lƣợng sản phẩm, tạo nên những sản phẩm có thƣơng hiệu mạnh.
* Giải pháp về giá:
Tuỳ theo đối tƣợng khách hàng và phân khúc thị trƣờng mà DN tự lập kế hoạch sản xuất và định mức giá phù hợp. Giá cả của sản phẩm may mặc cần căn cứ trên chi phí sản xuất, giá của các đối thủ cạnh tranh để DN định khung giá hợp lí, theo đổi trên cơ sở quan hệ cung - cầu trên thị trƣờng.
Do dệt may Việt Nam chƣa có nhiều những sản phẩm cao cấp mà chủ yếu là sản phẩm dành cho đại chúng nên cần duy trì chính sách định giá thấp để thoả mãn nhu cầu bình dân ở nƣớc ngoài và trong nƣớc. Chúng ta chƣa có sản phẩm cao cấp, có nhãn hiệu nổi tiếng nên ngƣời cần liên kết với các hãng ngoài nƣớc để sử dụng thƣơng hiệu sản phẩm của họ. Đồng thời, từng bƣớc tạo lập thƣơng hiệu sản phẩm của mình ở nƣớc ngoài.
Cần phải tìm hiểu và giám sát chặt chẽ các chính sách giá của các đối thủ từ nƣớc ngoài, đặc biệt là Trung Quốc để đƣa ra những sản phẩm tƣơng tự có thể cạnh tranh tốt với hàng của họ.
* Giải pháp xúc tiến thương mại:
Các DN cần tập trung quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành, trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Các mẫu quảng cáo cần đơn giản, hấp dẫn, tạo sự chú ý và thu hút khách hàng.
Tăng cƣờng công tác xúc tiến bán hàng thông qua các hoạt động:
- Thực hiện quảng cáo các sản phẩm may mặc theo mùa, theo lứa tuổi, theo giới tính,… trên các đài, báo, tivi, Internet,… để kích thích nhu cầu, thị hiếu của khách hàng nội địa và giới thiệu về hàng dệt may Việt Nam ra bạn bè thế giới.
100
- Tổ chức các hoạt động khuyến mãi nhân nhịp lễ tết, mùa khai trƣờng , dƣới nhiều hình thức nhƣ quà tặng, giảm giá, bốc thăm trúng thƣởng,… để kích thích tiêu dùng nội địa.
- Thông qua các hoạt động xã hội nhƣ tài trợ: các trƣờng học, bệnh viện, ngƣời nghèo,… để giới thiệu hình ảnh thƣơng hiệu hàng dệt may Việt Nam.
- Tuyển chọn đội ngũ bán hàng đầy đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn. Đồng thời, huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ, những hiểu biết cần thiết để thực hiện tốt công việc chào và bán hàng khi tiếp xúc với các đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc.
- Củng cố và phát huy hơn nữa hoạt động của các văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài nhƣ Văn phòng đại diện ở Newyork, Hongkong, thành lập thêm các văn phòng đại diện của ngành tại các thị trƣờng trọng điểm.
- Xây dựng mô hình thí điểm thƣơng mại điện tử trong lĩnh vực kinh doanh hàng dệt may.