Sắp xếp tổ chức lại sản xuất ngành dệt may

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường cho hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96)

- Cần phát triển ngành công nghiệp dệt đủ mạnh để có thể cung cấp nguyên liệu cho ngành may, sản xuất ra sản phẩm có những đặc tính mà thị trƣờng cần: chất lƣợng ổn định, đúng cam kết, giao hàng đúng hạn, giá cả cạnh tranh. Theo đó, ngành may sẽ đƣợc phát triển theo bề rộng do các ƣu điểm vốn đầu tƣ ít, công nghệ và lao động giản đơn. Còn ngành dệt sẽ đƣợc phát triển tập trung theo chiều sâu, bởi vì ngành này đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn, công nghệ phức tạp, nhu cầu đầu vào và hạ tầng cơ sở lớn.

- Khuyến khích các DN thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ sản xuất hàng dệt may XK. Ngành công nghiệp dệt may với hình thức gia công phù hợp với các mô hình nhỏ và rất nhỏ, một số công đoạn phù hợp với qui mô vừa. Cần kết hợp với chủ trƣơng sắp xếp lại các DN

89

Nhà nƣớc để hình thành và mở rộng loại hình DN vừa và nhỏ - hoạt động độc lập (sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất, may mặc hoặc liên hợp hai khâu với nhau). Phát triển mạnh mẽ các DN nhỏ gắn liền với các làng nghề thủ công, đặc biệt là các nghề thêu ren, dệt vải, may mặc, sản xuất phụ liệu… để tận dụng lực lƣợng lao động rẻ và các kinh nghiệm truyền thống nhằm hạ giá thành sản phẩm, góp phần công nghiệp hoá nông thôn, đẩy sản xuất đến gần thị trƣờng tiêu thụ.

- Tiến hành tổ chức, phân công sản xuất trong phạm vi toàn ngành theo hƣớng chuyên môn hoá và hợp tác hoá mạnh. Việc phát triển tập trung của ngành dệt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trƣờng. Các DN quốc doanh trung ƣơng và một số của quốc doanh địa phƣơng, do có trang bị kỹ thuật công nghệ và tay nghề khá sẽ đảm nhận sản xuất những mặt hàng khó, yêu cầu cao về kỹ thuật, chất lƣợng sản phẩm, hoặc cung ứng nguyên liệu (kéo sợi) hoặc thực hiện gia công nhuộm, hoàn tất sản phẩm phục vụ các DN khác. Các DN qui mô nhỏ của đại phƣơng hoặc các thành phần kinh tế khác sẽ làm vệ tinh sản xuất phục vụ các DN lớn. Hình thức tổ chức sản xuất liên kết dọc theo kiểu sử dụng vệ tinh tỏ ra rất có hiệu quả: một công ty mẹ có thể có nhiều vệ tinh cùng sản xuất ra một loại sản phẩm, sau đó thu về bán cho ngƣời tiêu dùng dƣới nhãn hiệu của một công ty lớn. Làm đƣợc nhƣ vậy, bản thân công ty mẹ có nhiều cái lợi: giảm đƣợc sức ép về lao động, không phải đầu tƣ lớn vào thiết bị. Ngƣợc lại, các vệ tinh có công việc ổn định (nhờ thị trƣờng ổn định của công ty mẹ), có kỹ thuật, một phần vốn do công ty mẹ trợ giúp và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Việc các DN trong nƣớc hợp tác với nhau để tạo thành tập đoàn hoặc công ty mẹ, công ty con sẽ phát huy đƣợc sức mạnh liên kết:

+ Liên kết chiều dọc để đảm bảo đầu vào - đầu ra.

+ Liên kết chiều ngang trong cùng một sản phẩm - mặt hàng đảm bảo sự thống nhất về giá cả.

90

- Trong điều kiện hiện nay, chúng ta vẫn phải duy trì song song hai hình thức sản xuất: gia công XK và mua nguyên liệu, bán thành phẩm. Gia công là cơ hội để các DN dệt may Việt Nam tập dƣợt, làm quen với cách thức làm ăn trên thị trƣờng quốc tế, từ việc tiếp nhận nguyên phụ liệu từ phía khách hàng, gia công sản xuất và giao hàng cho họ, tiến dần đến hình thức XK sản phẩm cao hơn: mua nguyên liệu, bán thành phẩm. Thực hiện hình thức này đòi hỏi các nhà sản xuất dệt may phải huy động một lực lƣợng tổng lực từ việc điều tra nhu cầu thị trƣờng nƣớc ngoài để tạo ra những sản phẩm hợp thị hiếu đến tổ chức sản xuất, giao hàng đúng tiến độ, góp phần thúc đẩy ngành dệt may và nhiều ngành công nghiệp khác phát triển, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc.

- Cần nghiên cứu một số mô hình tổ chức DN dệt may điển hình ở các nƣớc phát triển (Châu Âu, Nhật Bản, Châu Á, Mỹ) và Trung Quốc để áp dụng ở Việt Nam. Mô hình mới cần đạt các yêu cầu: đơn giản, gọn nhẹ, phản ứng nhanh. Các DN cần nghiên cứu áp dụng mô hình phù hợp với đơn vị mình, trong đó đặc biệt chú trọng bộ phận thiết kế, quản lý kỹ thuật, bộ phận tiếp thị và bộ phận cung ứng vật tƣ, nguyên phụ liệu. Có thể hợp tác với Trung Quốc trong việc chuyển giao kỹ thuật, thuê chuyên gia Trung Quốc trong quản lý kỹ thuật kéo sợi, dệt, in nhuộm và hoàn tất vải - những khâu chủ yếu của ngành dệt.

- Có chính sách hỗ trợ và hƣớng dẫn, giúp đỡ các DN dệt may nhanh chóng xác lập và đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng quốc tế (ISO 9000, ISO 14000, SA8000…), bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền, mã số, mã vạch theo qui chế và sớm đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp tại thị trƣờng quốc tế mà trƣớc hết là các thị trƣờng trọng điểm nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada,…

91

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường cho hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)