Kinh nghiệm Ấn Độ

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường cho hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43)

Ấn Độ là nƣớc hƣởng lợi lớn sau Trung Quốc khi hạn ngạnh đƣợc xoá bỏ theo các Hiệp định của WTO về hàng dệt may. Tuy nhiên, bƣớc đột phá diễn ra khi Chính phủ Ấn Độ đẩy mạnh quá trình cải cách và các nhà sản xuất trong nƣớc tăng cƣờng nâng cao sức cạnh tranh cho mình. Theo tính toán của

36

các chuyên gia kinh tế, trong điều kiện cải cách toàn diện nhƣ hiện nay, XK dệt may của Ấn Độ có thể đạt tốc độ tăng trƣởng từ 15 - 18%/năm.

Thời điểm WTO dỡ bỏ chính sách hạn ngạch mở ra nhiều vận hội mới cho ngành dệt may Ấn Độ, đặc biệt là cánh cửa vào các thị trƣờng lớn nhƣ EU và Mỹ. Ấn Độ đã đƣa ra nhiều chiến lƣợc cụ thể nhƣ kết hợp nông nghiệp với dệt may, đảm bảo nguồn cung bông đầy đủ phục vụ cho sản xuất chỉ và công nghiệp dệt, tránh tình trạng giá bông dao động làm ảnh hƣởng tới giá cả sản phẩm dệt may, giảm phụ thuộc vào NK bông từ các nƣớc khác. Họ đã đầu tƣ gần 1,2 tỷ USD để hiện đại hoá những nhà máy bị xuống cấp do quản lý yếu kém, 2 tỷ USD khác cũng đƣợc đầu tƣ vào mua máy móc hiện đại, phục vụ cho dây chuyền sản xuất và hệ thống quản lý chất lƣợng, nhằm đạt đƣợc tiêu chuẩn của các thị trƣờng XK. Hiện nay, 70% nhà xƣởng của Ấn Độ hiện đại hơn các cơ sở sản xuất của Trung Quốc hay Parkistan. Chính phủ Ấn Độ còn khuyến khích phát triển công nghiệp dệt bằng cách cho phép tự do vay vốn của nƣớc ngoài. Hiện nay, các nhà máy dệt may Ấn Độ đƣợc điều hành bởi thế hệ các nhà quản lý mới, tập trung quan tâm đến hoạt động sát nhập nhằm nâng cao chất lƣợng và tiết kiệm chi phí kinh doanh. Hầu hết các nhãn hiệu dệt may nổi tiếng của EU và Mỹ đều đã lập chi nhánh ở Ấn Độ.

Các DN may mặc Ấn Độ cũng có nhiều lợi thế trong cuộc chiến dành thị phần XK: chi phí lao động thấp, giàu nguồn nguyên liệu thô, … Ấn Độ là nƣớc sản xuất bông lớn thứ ba thế giới, ngành dệt trong nƣớc có sức cạnh tranh mạnh, đội ngũ các nhà thiết kế chuyên nghiệp.

Một số kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc chiếm lĩnh thị trường XK:

- Phát huy lợi thế chi phí nhân công rẻ để gia tăng XK những sản phẩm may mặc có giá thành thấp, có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các nƣớc đối thủ. Nhiều nhà bán lẻ luôn tìm đến Ấn Độ do họ không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc.

37

- Tăng cƣờng XK những sản phẩm có chất lƣợng cao. Ấn Độ có ƣu thế hơn Trung Quốc trên thị trƣờng cao cấp do họ có thể cung cấp những lô hàng có số lƣợng ít hoặc đồ gia đình nhƣ: ga giƣờng, khăn tắm, thảm, mền chăn có màu sắc, cách dệt và thêu theo yêu cầu của khách hàng.

- Phát triển lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp phụ trợ, nhất là ngành dệt vải. Sản phẩm may mặc XK của Ấn Độ đƣợc sử dụng tối đa nguyên phụ liệu trong nƣớc để hạ giá thành sản phẩm. Ấn Độ hiện là nƣớc sản xuất chỉ lớn nhất thế giới, chiếm 25% thị phần, đồng thời cũng là nhà sản xuất sợi cotton hàng đầu thế giới, là nƣớc có lợi thế cạnh tranh hơn Trung Quốc với hai mặt hàng là vải bông xù và vải bông chéo.

Công nghiệp dệt nhân tạo của Ấn Độ đã hoàn thiện về nghệ thuật và khoa học để sản xuất đƣợc các sản phẩm dệt đẹp mắt; ngành công nghiệp dệt tự cung cấp đƣợc nguồn nguyên liệu thô công ngành may mặc; sản xuất những lô hàng nhỏ đa dạng có thể cạnh tranh trong nhu cầu thay đổi thời trang của thị trƣờng với thời gian ngắn; các sản phẩm đa dạng có chất lƣợng cao, tinh tế đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lƣu ở các nƣớc mà Ấn Độ XK. - Đa dạng hoá các sản phẩm, mẫu mã. Ấn Độ cũng có đội ngũ các nhà thiết kế thời trang khá chuyên nghiệp, đồng thời cũng có các trung tâm thời trang phát triển để cung cấp những mẫu thời trang mới nhất cho các nhà sản xuất, biến nó thành hiện thực rồi XK nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường cho hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43)