Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường cho hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39)

Công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhất của Trung Quốc. Nó đang chiếm giữ vị trí chi phối trên thị trƣờng hàng dệt may toàn cầu. Với khoảng 100.000 DN tham gia sản xuất hàng dệt may, có mạng lƣới sản xuất nguyên liệu thô, mạng lƣới sản xuất nguyên liệu cho ngành may, mạng lƣới sản xuất hàng may mặc, cũng nhƣ mạng lƣới phân phối và marketing lớn và rộng khắp thế giới, Trung Quốc đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có quy mô sản xuất hàng dệt may lớn nhất thế giới.

Thế mạnh nổi bật của Trung Quốc là chủ động về nguồn nguyên liệu. Trung Quốc có thể sản xuất khối lƣợng bông lớn và khối lƣợng sợi đƣợc sản xuất trung bình là 24 triệu tấn, chiếm 1/3 sản lƣợng sợi của thế giới. Các nhà máy của Trung Quốc có thể đáp ứng đƣợc những đơn hàng khối lƣợng lớn và trong khoảng thời gian tƣơng đối ngắn.

Lực lƣợng lao động trong ngành dệt may Trung Quốc rất dồi dào, đội ngũ nhân viên kỹ thuật giỏi, lực lƣợng lao động chính quy và có khả năng tận dụng trang thiết bị, máy móc tạo ra những sản phẩm mới, chất lƣợng cao. Vì vậy, dệt may Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh vƣợt trội về chi phí sản xuất so với các nƣớc khác.

Trong marketing và phân phối sản phẩm, các nhà kinh doanh Trung Quốc nổi tiếng là những nhà phân phối có khả năng đáp ứng bất cứ yêu cầu

32

nào của khách hàng, từ những lô hàng lớn đến các lô nhỏ với yêu cầu cá biệt về thời gian sản xuất.

Tuy nhiên, ngành dệt may Trung Quốc cũng có những hạn chế nhất định. Dù là nƣớc XK hàng dệt may lớn nhất thế giới nhƣng thƣơng hiệu “made

in China” ít đƣợc biết đến trong lĩnh vực thời trang cao cấp cho dù Trung Quốc

đã có nhiều trung tâm thiết kế và sản xuất hàng thời trang nổi tiếng có khả năng thu hút các đơn đặt hàng của cả thế giới. Trong phát triển thƣơng hiệu, Trung Quốc đang thiếu những nhà sản xuất trong nƣớc nổi tiếng với thƣơng hiệu cao cấp, trong khi đó các nƣớc Châu Âu đã khẳng định đƣợc vị trí của họ trong phân đoạn thị trƣờng này.

Kinh nghiệm phát triển của dệt may Trung Quốc là:

- Nâng cao chất lƣợng và đa dạng hoá sản phẩm: Trung Quốc theo đuổi chính sách đa dạng hoá sản phẩm (từ sản phẩm giá rẻ tới các sản phẩm cao cấp) và đa dạng hoá thị trƣờng. Đây là biện pháp đƣợc Trung Quốc áp dụng khá hiệu quả trong thời gian qua, biến Trung Quốc thành một quốc gia cung cấp hàng may mặc chủ yếu cho thị trƣờng thế giới với những sản phẩm may mặc giá rẻ, mẫu mã thông dụng và chất lƣợng trung bình. Tuy nhiên, công nghiệp dệt may Trung Quốc cũng đang chuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnh tranh công nghệ. Để làm đƣợc điều đó, Trung Quốc đang tích cực hiện đại hoá ngành công nghiệp dệt may để chuyển hƣớng sang sản xuất các mặt hàng cao cấp nhằm cạnh tranh trực tiếp với các ngành công nghiệp dệt may của các nƣớc phát triển nhƣ EU, Mỹ,… Trong tƣơng lai Trung Quốc thay đổi hƣớng để chuyển từ một quốc gia có ngành công nghiệp may mặc “lớn” thành “mạnh”, sức cạnh tranh của hàng may mặc đƣợc cải thiện không chỉ về mặt giá cả mà cả chất lƣợng bằng một số biện pháp nhƣ: điều chỉnh quy mô sản xuất, hiện đại hoá thiết bị, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dựa trên lợi thế về tính thông dụng của sản phẩm, thực hiện tốt công tác quản lý và dịch

33

vụ sau bán hàng, xúc tiến sử dụng hệ thống chứng chỉ ISO 9000 và các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng ISO 14000,…

Trong nhiều năm qua, các DN Trung Quốc đã đổi mới đồng loạt máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất hàng may mặc. Họ không những NK các loại máy may, là hấp, cắt, thêu,… công nghệ cao từ Nhật, Châu Âu,... mà còn tự sản xuất đƣợc nhiều thiết bị hiện đại phục vụ cho ngành may. Các DN sản xuất hàng may mặc Trung Quốc luôn đƣợc đầu tƣ thích đánh trong việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế. Chính sự đầu tƣ đồng bộ đó đã làm cho sản phẩm may mặc Trung Quốc ngày càng có chất lƣợng cao hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng.

Các DN của Trung Quốc mạnh dạn đầu tƣ vào sản xuất những sản phẩm cao cấp nhƣ váy dạ hội, các bộ veston, comple,…nhằm đa dạng hoá sản phẩm, tạo thế chủ động trong cạnh tranh trong thị trƣờng XK hàng may mặc cao cấp.

Đa dạng hoá về mẫu mã, màu sắc và kiểu dáng sản phẩm: Trung Quốc có lợi thế về đội ngũ thiết kế kiểu dáng công nghiệp, họ có những trung tâm thiết kế thời trang nhƣ Thẩm Quyến, Bắc Kinh, Thƣợng Hải, Hàng Châu,… luôn nắm bắt nhanh thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Trung Quốc có ngành công nghiệp phụ liệu phát triển tạo ra nhiều vật liệu mới cho sản xuất hàng may mặc. Vì vậy mà các sản phẩm may mặc của Trung Quốc rất đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ đáp ứng mọi nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.

- Tạo hệ thống kênh phân phối rộng khắp: do điều kiện thuận lợi bởi Trung Quốc đã mở cửa thị trƣờng từ năm 1978, thiết lập các mối quan hệ ngoại thƣơng với nhiều quốc gia từ rất sớm nên đã xây dựng đƣợc kênh phân phối hàng may mặc rộng khắp. Do quy mô sản xuất lớn, bảo đảm chất lƣợng và thời gian giao hàng nên các DN may mặc Trung Quốc thƣờng ký đƣợc những hợp đồng sản xuất trực tiếp với các tổ hợp thƣơng mại lớn của EU,

34

Mỹ,… Họ là những đơn vị trực tiếp cung cấp cho mạng lƣới tiêu thụ hàng may mặc trong nƣớc. Ngoài ra, Trung Quốc đã rất thành công trong việc khai thác đội ngũ Hoa Kiều sinh sống, học tập và kinh doanh tại nƣớc ngoài, họ là đầu mối đƣa hàng may mặc Trung Quốc tới các nhà bán buôn, bán lẻ và ngƣời tiêu dùng một cách nhanh chóng và linh hoạt nhất.

- Nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm “xanh” và “sạch”. DN dệt may Trung Quốc có thời gian chuẩn bị rất lâu nên khi đƣa ra thị trƣờng những sản phẩm đều đạt các tiêu chuẩn về môi trƣờng. Chính phủ Trung Quốc có những quy định chặt chẽ về quy trình sản xuất theo đúng tiêu chuẩn Eco Friendly nhƣ đổi mới công nghệ, sử dụng nguyên, vật liệu chất lƣợng tốt, thực hiện các quy trình sản xuất gắn với xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải, xử lý khí độc hại,… Đây là bƣớc đi đúng đắn giúp sản phẩm may mặc ucả họ đáp ứng đƣợc những yêu cầu khắt khe của các thị trƣờng khó tính nhƣ Mỹ và EU.

Tận dụng những lợi thế cạnh tranh vốn có, nắm bắt những cơ hội khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã và đang xây dựng các nhà máy dệt có quy mô lớn để tăng cƣờng năng lực sản xuất của ngành dệt may nƣớc này. Công cuộc cải tổ và chính sách mở cửa của Trung Quốc đã giúp các ngành công nghiệp dệt may tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, quản lý XK, thiết kế, marketing,… Chẳng hạn, nhờ những hƣớng dẫn của các chuyên gia ngƣời Đức về kinh doanh, dịch vụ, công nghệ thông tin, lý thuyết ra quyết định… mà những nhà máy với quy mô lớn của Trung Quốc đã đƣợc điều hành, quản lý tốt hơn, sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

- Sự hỗ trợ nhiều mặt của chính phủ Trung Quốc. Chẳng hạn: trợ giá 1kg bông là 0.6 USD; trợ giá cho XK thông qua tỷ giá, cƣớc phí vận tải… Ngoài ra, các cơ quan trong Chính phủ cũng tăng cƣờng các dịch vụ XTTM đối với các DN thông qua việc cung cấp thông tin XK, hƣớng dẫn XK…Chính phủ Trung Quốc thƣờng xuyên thông báo các tin tức về việc phát triển đầu tƣ trong

35

ngành công nghiệp dệt may, đƣa ra những cảnh báo về rủi ro đối với các DN, tránh đầu tƣ quá mực và lặp lại nhiều lần trong lĩnh vực này.

Chính những điều kiện thuận lợi trên đã mang lại cho ngành dệt may Trung Quốc khả năng cạnh tranh cao trên thị trƣờng mà hiện tại chƣa có một quốc gia nào có thể vƣợt qua.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường cho hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)