Trên thị trƣờng nội địa

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường cho hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67)

Với trên 86 triệu ngƣời, Việt Nam là một thị trƣờng trƣờng đầy tiềm năng cho các DN sản xuất hàng dệt may. Thời gian gần đây, các DN may mặc đã có một số hoạt động tích cực trong việc tiêu thụ hàng hoá ở thị trƣờng nội địa nhƣ tổ chức các hội chợ tiêu dùng, hội chợ thời trang, tổ chức các buổi biểu diễn thời trang để giới thiệu sản phẩm và giới thiệu DN, mở rộng mạng lƣới đại lý, cửa hàng,…để giới thiệu sản phẩm với ngƣời tiêu dùng trong nƣớc.

Ở khu vực thành thị, đặc biệt là các thành phố lớn, các cơ sở sản xuất hàng may mặc tƣ nhân ra đời nhanh chóng với các quy mô khác nhau. Sự phát triển này giúp đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của ngƣời tiêu dùng thuộc mọi đối tƣợng. Tại đây, các sản phẩm dệt may đòi hỏi phải chất lƣợng cao, mẫu mã phong phú, hợp với thị hiếu từng địa phƣơng, theo từng mùa. Đặc biệt là nhu cầu của giới nữ, thanh niên, đồng phục cho trẻ em, DN, ngành,…

Hệ thống phân phối hàng dệt may tại thành thị đƣợc tập trung tại các đại lý kinh doanh độc quyền của các nhà sản xuất, hệ thống của hàng quần áo

60

thời trang, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối,... Nhìn chung, hàng may mặc ở thành thị đã tiếp cận khá tốt với ngƣời tiêu dùng trong nƣớc.

Ở nông thôn, miền núi: thị trƣờng gần nhƣ bỏ trống vì khả năng thanh toán ở thị trƣờng này thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Yêu cầu của thị trƣờng này đối với sản phẩm là phải bền, chắc và rẻ. Tại đây, hệ thống tiêu thụ các sản phẩm may mặc là các chợ địa phƣơng, các hộ kinh doanh cá thể và nhà may nhỏ lẻ. Nông thôn vẫn mà các sản phẩm dệt may Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với hàng giá rẻ từ Trung Quốc. Thực tế, đây là thị trƣờng mà hàng may mặc Trung Quốc đang chiếm đa số.

Tại thị trƣờng nội địa, các sản phẩm may mặc nƣớc ta còn chiếm thị phần khá thấp. Thị phần hàng dệt may sản xuất trong nƣớc chiếm khoảng 70% tổng mức tiêu thụ tại thị trƣờng nội địa, nhƣng trên thực tế nó chỉ bằng 20% năng lực của các DN trong nƣớc, 30% còn lại là hàng dệt may nƣớc ngoài, trong đó có khoảng 20% hàng dệt may Trung Quốc dƣới dạng tiểu ngạch [9].

Theo số liệu báo cáo của HHDMVN, năm 2009, doanh thu nội địa của hàng dệt may đạt 12.803,8 tỷ đồng, năm 2010 doanh thu hàng hoá may mặc từ thị trƣờng nội địa đạt 15.364,6 tỷ đồng tăng 20%, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 đạt xấp xỉ 19% [53].

Những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến sức tiêu thụ hàng may mặc tại thị trƣờng nội địa các DN cần lƣu ý là:

- Giá cả hàng hoá: do đại bộ phân ngƣời dân Việt Nam có thu nhập chƣa cao nên hàng dệt may chỉ có thể đến đƣợc với ngƣời tiêu dùng khi giá cả của sản phẩm đa dạng (có cao, thấp và trung bình).

- Mẫu mã, chất lƣợng: ngƣời tiêu dùng nội địa ngày càng quan tâm đến mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm. Tuy nhiên, do thu nhập, do tập quán sinh hoạt, văn hoá vùng, miền… mà những yêu cầu về mẫu mã và chất lƣợng hàng dệt

61

may của họ rất khác nhau. Do đó, DN cần nghiên cứu kỹ vấn đề này trƣớc khi định tung ra một sản phẩm vào một khu vực nào đó trong nƣớc.

- Quảng bá, giới thiệu sản phẩm: là phƣơng thức tốt nhất để ngƣời tiêu dùng có những thông tin về sản phẩm và lựa chọn sản phẩm phù hợp; đồng thời, đây cũng là cách tốt nhất để xây dựng và mở rộng kênh bán hàng trong nƣớc.

- Phƣơng thức tiếp cận ngƣời tiêu dùng nên đa dạng do thị hiếu tiêu dùng của mỗi khu vực là khác nhau. Cách tiếp cận tốt nhất là các DN cần phân khúc đƣợc thị trƣờng và phân khúc sản phẩm cho phù hợp.

Khác với những năm trƣớc đây, các DN dệt may chỉ tập trung gia công hàng cho các hãng nƣớc ngoài, giờ đây khi bƣớc vào cuộc cạnh tranh trực tiếp với hàng ngoại ngay trên thị trƣờng trong nƣớc thì hầu hết các DN đã đầu tƣ nghiên cứu, xây dựng thƣơng hiệu thông qua chất lƣợng và mẫu mã sản phẩm.

Một số DN may mặc đã thành công trong việc chiếm lĩnh tốt thị trƣờng nội địa là:

- Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến: đã từng bƣớc khẳng định thƣơng hiệu của mình đối với đông đảo ngƣời tiêu dùng Việt Nam. Họ tìm mua sản phẩm "Viettien" vì nó đáp ứng đƣợc những yêu cầu cơ bản là: tốt - đẹp - giá phải chăng. Với một chiến lƣợc đúng đắn, từ năm 1998 đến nay hàng Việt Tiến liên tục tăng trƣởng ở thị trƣờng với tốc độ từ 30% đến 35%/năm. Hiện nay doanh thu nội địa chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của Việt Tiến [9].

Thành công của Việt Tiến là do: Công ty đã liên tục đầu tƣ máy móc, thiết bị chuyên dùng hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và hạ giá thành. Việt Tiến đặc biệt chú trọng đầu tƣ vào công tác thiết kế, nghiên cứu đƣa ra thị trƣờng nhiều dòng sản phẩm khác nhau với những thƣơng hiệu phù hợp nhiều đối tƣợng khách hàng với những phân khúc thị trƣờng trong nƣớc khác nhau,

62

trong đó chú trọng đối tƣợng khách hàng có thu nhập khá, có mức sống trung lƣu. Sau một thời gian nghiên cứu và thăm dò thị trƣờng, DN này đã mạnh dạn cho ra đời một thƣơng hiệu mới mang tên San Sciano nhằm phục vụ đối tƣợng khách hàng có thu nhập cao, chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng với các thƣơng hiệu nƣớc ngoài. Sau gần hai năm tung sản phẩm ra thị trƣờng, thƣơng hiệu San Sciano đã chiếm đƣợc lòng tin của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc.

Cùng với việc đầu tƣ sản xuất và thiết kế mẫu mã mới, May Việt Tiến đã coi trọng phát triển hệ thống phân phối và nâng cao chất lƣợng dịch vụ khách hàng. Ðến nay, DN này đã xây dựng đƣợc hơn 1.000 cửa hàng và đại lý ở 63 tỉnh, thành phố, vƣơn tới nhiều vùng xa xôi nhƣ đảo Phú Quốc, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ,... Một yếu tố không kém phần quan trọng giúp hàng may mặc Việt Tiến gần gũi với ngƣời tiêu dùng là Tổng công ty đã tham gia tích cực làm việc tình nghĩa, chia sẻ hàng chục tỷ đồng trích lợi nhuận với để thực hiện các công trình phục vụ cộng đồng.

- Tổng công ty cổ phần May Nhà Bè lại có bƣớc đi xây dựng thƣơng hiệu khá táo bạo: Liên kết về thiết kế và kỹ thuật với nhà kinh doanh thời trang chuyên nghiệp Italia và các nhà thiết kế thời trang có tên tuổi ở Việt Nam xây dựng một số thƣơng hiệu mạnh. Sau khi đã thành công ở thƣơng hiệu Noventi, năm 2009, Nhà Bè cùng một lúc tung ra thị trƣờng hai thƣơng hiệu mới. Ðó là thƣơng hiệu Mattana - dòng sản phẩm thời trang công sở nam, nữ trẻ trung, khỏe mạnh, duyên dáng và thƣơng hiệu De Celso - dòng sản phẩm cao cấp sang trọng và hiện đại thông qua chuyển giao thiết kế và công nghệ của Italia.

Tỷ trọng doanh thu trong nƣớc so với tổng doanh thu của DN này đã tăng rất nhanh. Năm 2007, doanh thu trong nƣớc chỉ đạt 57 tỷ đồng, chiếm 5% trong tổng doanh thu, đến năm 2008 tăng lên 107 tỷ đồng, chiếm 7% và năm 2009 tăng 247 tỷ đồng, chiếm 14% [9]. Điều này chứng tỏ May Nhà bè đã quan tâm và chiếm lĩnh tốt hơn thị trƣờng nội địa so với thời gian trƣớc đó.

63

- Ðối với Tổng công ty cổ phần Phong Phú, mặt hàng khăn bông của Dệt Phong Phú đƣợc tín nhiệm trên thị trƣờng quốc tế, đặc biệt là thị trƣờng Nhật Bản. Những năm gần đây, bên cạnh tiếp tục giữ vững và phát triển thị trƣờng XK, dệt Phong Phú còn đẩy mạnh tiêu thụ khăn bông ở thị trƣờng trong nƣớc thông qua các đại lý bán sỉ ở các thành phố lớn nhƣ: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Ðà Nẵng, Vinh (Nghệ An), Phan Thiết. Doanh thu bán hàng ở thị trƣờng trong nƣớc tăng từ 66 tỷ đồng năm 2007 lên 160 tỷ đồng trong năm 2009 [9].

DN này chủ trƣơng giữ vững chất lƣợng hàng trong nƣớc cũng nhƣ hàng XK cả về nguyên liệu, mẫu mã, chất lƣợng, mà điển hình là mặt hàng khăn bông quấn cho trẻ sơ sinh cung cấp cho Bệnh viện Từ Dũ đã giúp DN tăng lƣợng hàng hóa tiêu thụ hằng năm.

- Ngoài ra, một số DN tiêu biểu nữa là công ty cổ phần May 10 với sản phẩm Veston cao cấp. công ty cổ phần may Sông Hồng với sản phẩm chăn, ga, gối, đệm, dệt Thái Tuấn với sản phẩm lụa cao cấp,…

Ðể Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" phát huy hiệu quả, cổ vũ lòng yêu nƣớc, ý chí tự lực, tự cƣờng, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của ngƣời Việt Nam, DN dệt may cần sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lƣợng, giá cả hợp lý, sức cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. Muốn đạt đƣợc mục tiêu này, ngành dệt may cần phải tiếp tục đầu tƣ công nghệ mới, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trƣờng. Coi trọng ngang nhau cả hai nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng và phát triển sản xuất, kinh doanh, làm cho sản xuất thân thiện với môi trƣờng hơn. Từng DN cần nghiên cứu đổi mới phƣơng thức quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm, chủ động đầu tƣ mở rộng hệ thống kênh phân phối; xây dựng chuỗi cửa hàng tự chọn; công khai, minh bạch và giá bán có sức cạnh tranh cao,…để chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa.

64

Tuy nhiên, trên “sân nhà” hàng may mặc của Việt Nam vẫn chƣa chiếm lĩnh đƣợc toàn bộ thị trƣờng, nhất là thị trƣờng nông thôn. Nguyên nhân của tình trạng này là:

- Chúng ta quá tập trung vào thị trƣờng XK. Do đƣợc ƣu đãi về thuế và ít rủi ro ở thị trƣờng XK nên các DN có xu hƣớng ngại chuyển sang phục vụ thị trƣờng nội địa - nơi phải đối mặt với cuộc cạnh tranh quyết liệt (thậm chí cạnh tranh không lành mạnh do hàng giả, hàng nhập lậu, hàng trốn thuế) với hàng dệt may Trung Quốc.

- Bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm NK về giá cả. Mặc dù chất lƣợng của hàng dệt may Trung Quốc chất lƣợng có kém hơn nhƣng họ thắng chúng ta về giá nên họ chiếm lĩnh thị trƣờng nông thôn rộng lớn của nƣớc ta.

- Năng lực hoạt động thị trƣờng (công tác tiếp thị, dự báo thị trƣờng, các hoạt động hỗ trợ bán hàng,…) còn non kém, phƣơng thức bán hàng lạc hậu (bán cái mình có chứ không phải bán cái thị trƣờng cần) nên không đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc.

- Hoạt động quản lý thị trƣờng của các cơ quan Nhà nƣớc khá lỏng lẻo, khiến cho hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán tràn lan gây xáo trộn thị trƣờng, tác động xấu đến môi trƣờng kinh doanh, tạo sự cạnh tranh không công bằng giữa hàng sản xuất trong nƣớc. Mặt khác, do xu hƣớng tự do hoá thƣơng mại toàn cầu nên hàng dệt may đƣợc cung ứng từ nhiều nguồn khác nhau, khó phân biệt đƣợc xuất xứ, nguồn gốc. Ngay cả một số hàng may mặc xuất xứ ở Việt Nam cũng chƣa đăng ký thƣơng hiệu, các sản phẩm này làm

nhiễu” thị trƣờng khiến các thƣơng hiệu Việt bị “lu mờ” trong bối cảnh mà

chính các DN cũng chƣa mặn mà lắm với thị trƣờng nội địa.

- Ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu khiến cho DN không chủ động đƣợc nguồn cung ứng và kế hoạch sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc. Trong khi đó, các chính sách về nhập

65

khẩu của nƣớc ta lại chƣa linh hoạt theo hƣớng có lợi cho DN dệt may, không theo kịp từng biến động của thị trƣờng nguyên, vật liệu thế giới; ƣu đãi nhập khẩu công nghệ hiện đại để phát triển ngành dệt may còn hạn chế,… dẫn tới chi phí sản xuất cao, giá thành sản phẩm không hấp dẫn ngƣời tiêu dùng.

- Các chính sách hỗ trợ công nghệ và đào tạo của Nhà nƣớc còn chƣa đƣợc chú trọng. Những nghiên cứu từ các Viện mẫu chƣa đƣợc ứng dụng vào sản xuất khiến các sản phẩm may mặc của Việt Nam có chất lƣợng tốt nhƣng lại đơn điệu về mẫu mã, kém hấp dẫn về kiểu dáng so với các nƣớc cạnh tranh trực tiếp nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc,…

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường cho hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)