Hoàn thiện quyđịnh về quyền yêu cầu khởi tố và rút yêu cầu khởi tố vụ án

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 76)

b. Thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

3.2.3. Hoàn thiện quyđịnh về quyền yêu cầu khởi tố và rút yêu cầu khởi tố vụ án

cầu khởi tố vụ án

Theo quy định của Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, trong một số trường hợp vụ án chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc

người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Đối với quy định này, thực tế áp dụng còn gặp nhiều vướng mắc. Cụ thể:

Thứ nhất, đối với người bị hại là người có nhược điểm về thể chất như

người bị tật nguyền, câm, điếc bẩm sinh, nói ngọng, nói lắp, mù lòa… mà không bị Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự mà điều luật quy định cho người đại diện hợp pháp của họ quyết định việc khởi tố hay không là có một phần chưa phù hợp với thực tế. Xét về mặt nhận thức và ở góc độ là người bị hại thì rõ ràng những người này ở một chừng mực nào đó họ hoàn toàn nhận thức được vấn đề, nhận thức được đầy đủ về việc người khác có hành vi xâm hại đến họ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của họ và việc họ yêu cầu cơ quan pháp luật can thiệp để xử lý những người có hành vi xâm hại đến họ là hoàn toàn có thể. Chúng tôi cho rằng, những người có nhược điểm về thể chất mà không bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (dựa trên cơ sở kết luận của Trung tâm giám định có thẩm quyền) thì tự họ có thể tham gia tố tụng hình sự mà không cần thiết phải có người đại diện hợp pháp.

Thứ hai, đối với những người bị hại khi bị xâm hại là người chưa

thành niên nhưng sau đó đã đủ tuổi thành niên (từ đủ 18 tuổi); người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất nhưng sau đó đã lành bệnh thì những người này hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố vụ án hình sự hoặc họ có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.

Ngoài ra, còn có các trường hợp khác như: Trường hợp người đại diện hợp pháp của người bị hại là người có nhược điểm về thể chất mà không bị Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hoặc rút yêu cầu trước khi mở phiên tòa sơ thẩm nhưng những người bị hại này lại không đồng ý với quyết định đó và ngược lại. Trường hợp trong quá trình tố tụng những người bị hại là người chưa thành niên, sau đó đã đủ tuổi

thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, sau đã lành bệnh mà họ có ý kiến ngược lại với người đại diện hợp pháp của họ trước đó. Vấn đề đặt ra là, trong các trường hợp này mà giữa họ không có cùng ý kiến trong việc yêu cầu khởi tố hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì xử lý như thế nào? Hiện nay, liên ngành Trung ương chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này nên việc áp dụng của các cơ quan pháp luật sẽ có sự không thống nhất là một tất yếu. Chúng tôi xin đưa ra hướng giải quyết sau:

Đối với người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, về thể chất bị Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự mà không có cùng ý kiến trong việc yêu cầu khởi tố hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án với người đại diện hợp pháp của họ thì cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo yêu cầu của người đại diện hợp pháp của họ. Ví dụ: Người chưa thành niên có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự nhưng người đại diện hợp pháp của người này không đồng ý và không yêu cầu thì Cơ quan điều tra không khởi tố vụ án hình sự.

Đối với người bị hại là người có nhược điểm về thể chất, về tâm thần không bị Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự hoặc trong quá trình tiến hành tố tụng người chưa thành niên đã đủ tuổi thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần đã lành bệnh mà họ có ý kiến khác với ý kiến của người đại diện hợp pháp cho họ thì Cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo yêu cầu của họ. Ví dụ: Người đại diện hợp pháp của người bị nói ngọng yêu cầu khởi tố vụ án hình sự nhưng chính người bị hại là người nói ngọng này (không bị Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự) không đồng ý và không yêu cầu khởi tố thì Cơ quan điều tra không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Như đã phân tích ở trên, chỉ người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mới có quyền yêu cầu khởi tố vụ án. Do đó, người đại diện hợp pháp của người bị

hại chết không có quyền này. Vậy họ sẽ làm gì khi muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại? Bộ luật Tố tụng hình sự trong thời gian tới nên bổ sung vấn đề này. Còn đối với "người bị hại" là tổ chức, pháp nhân trong các vụ án xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, ai sẽ là người có quyền yêu cầu khởi tố vụ án?

Thực chất vấn đề có nên thừa nhận tổ chức, pháp nhân là người bị hại trong trường hợp họ bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại đã được đặt ra trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 vào những năm 2000. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau vấn đề này đã tạm gác lại. Chúng tôi cho rằng xã hội đã có những thay đổi lớn theo hướng tích cực, xu hướng hội nhập khu vực và thế giới đã trở thành xu thế tất yếu. Những lý do chưa đồng tình với quan điểm cho rằng nên xem tổ chức, pháp nhân là người bị hại không còn lý do để tồn tại, đã đến lúc chúng ta cần xem xét tất cả các lý lẽ để thừa nhận tổ chức và pháp nhân là người bị hại nhằm góp phần đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.

Từ những lập luận trên chúng tôi đề xuất khái niệm về người bị hại như sau: "Người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra".

Khái niệm này bao hàm các đặc điểm của người bị hại như sau:

Thứ nhất, về chủ thể, người bị hại là cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà

nước hoặc tổ chức khác.

Thứ hai, thiệt hại do tội phạm gây ra có thể là thiệt hại về thể chất, thiệt hại về tinh thần, thiệt hại về vật chất. Tuy nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp.

Thứ ba, thiệt hại của người bị hại phải là đối tượng tác động của tội

phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho người bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa người bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự.

Thứ tư, người bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.

Theo chúng tôi, trong trường hợp người bị hại là tổ chức, pháp nhân thì người đại diện hợp pháp của tổ chức, pháp nhân sẽ có quyền thay mặt tổ chức, pháp nhân yêu cầu khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, pháp nhân: Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật Hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết, người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Nếu chủ thể bị thiệt hại là tổ chức, pháp nhân trong các vụ án thuộc khoản 1 các điều 131 và 171 Bộ luật Hình sự thì người

đại diện hợp pháp của tổ chức, pháp nhân có quyền yêu cầu khởi tố vụ án.

Việc Bộ luật Tố tụng hình sự quy định quyền được yêu cầu khởi tố vụ án cho người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã hạn chế quyền chủ động khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, nếu người bị hại do bị đe doạ nên không dám yêu cầu khởi tố thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không giải quyết được sự việc xảy ra mặc dù xác định được dấu hiệu của tội phạm. Ví dụ: Hồi 9h ngày 5/02/1999, Hồ Văn Sơn là đối tượng côn đồ trú tại xã Nghĩa Hoà, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An do mâu thuẫn trong việc mua bán gỗ với Hồ Văn Thắng, trú tại thị trấn Thái Hoà, Nghĩa Đàn nên đã dùng dao chém 4 nhát vào người Thắng (2 nhát vào tay phải, 1 nhát vào ngực, 1 nhát vào đùi). Thắng phải vào bệnh viện cấp cứu. Sau khi gây án, Sơn tuyên bố nếu tố cáo với công an sẽ chém tiếp, cùng lắm là đền 4-5 chục triệu đồng. Sơn một mặt vừa đe doạ, mặt khác cho người thân đến gia đình Thắng để đền bù thuốc thang và vận động Thắng không nên yêu cầu khởi tố vụ án. Vì bị đe doạ, nên Thắng không dám làm đơn và do đó, vụ án không được khởi tố [4, tr. 35].

Do bị động trong việc khởi tố vụ án đối với những trường hợp như trên, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không thể truy cứu trách nhiệm hình sự người gây thiệt hại. Vì vậy, để tránh hiện tượng bỏ lọt tội phạm do bị mất quyền chủ động khởi tố vụ án, chúng tôi kiến nghị bổ sung vào khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về quyền chủ động khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra như sau: "Trong trường hợp có căn cứ xác định người bị hại bị đe doạ, cưỡng bức mà không thể đưa ra yêu cầu khởi tố vụ án thì Cơ quan điều tra có

thể tự ra quyết định khởi tố vụ án".

Còn vấn đề rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, hiện nay các Tòa án đang thực hiện theo hướng: Sau khi khởi tố vụ án hình sự mà họ rút yêu cầu khởi tố thì Cơ quan điều tra hủy các quyết định khởi tố; trong giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra ra các quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can; trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát ra các quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can; trước khi mở phiên tòa sơ thẩm Tòa án ra các quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can. Theo quy định tại khoản 2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì chúng ta suy luận là tại phiên tòa sơ thẩm những người đã yêu cầu khởi tố mà rút yêu cầu thì sẽ không được xem xét. Chúng tôi cho rằng, việc quy định như vậy sẽ không hợp lý bởi lẽ pháp luật không cấm người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần rút yêu cầu tại phiên tòa sơ thẩm thì không có lý do gì Tòa án không xem xét việc rút yêu cầu khởi tố của họ. Đối với những vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì việc buộc tội đối với bị can là do ý chí của người bị hại. Các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ can thiệp khi việc rút yêu cầu của họ có dấu hiệu không bình thường như bị cưỡng bức, đe dọa.

Như vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định về trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm, còn trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu tại phiên tòa thì chưa có quy định xử lý như thế nào. Do vậy, trong thực tế khi có trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa đã gây ra sự lúng túng cho các cơ quan tiến hành tố

tụng. Xung quanh vấn đề này có các ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rằng, gặp trường hợp này thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, sau đó ra quyết định đình chỉ vụ án. Ý kiến thứ hai cho rằng, Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục tiến hành xét xử và tuyên án bình thường như trường hợp người bị hại không rút đơn yêu cầu khởi tố. Ý kiến thứ ba cho rằng, Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục tiến hành xét xử và kết luận bị cáo phạm tội nhưng cho họ được miễn hình phạt. Ý kiến thứ tư cho rằng, Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục tiến hành xét xử và kết luận bị cáo phạm tội nhưng không áp dụng hình phạt tù đối với họ nếu có đủ những điều kiện khác (có thể phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ nếu tội đó có quy định loại hình phạt này, cũng có thể miễn hình phạt hoặc cho bị cáo hưởng án treo nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ).

Theo ý kiến của chúng tôi thì nhận thức như ý kiến thứ nhất, thứ hai, thứ ba là chưa hợp lý. Ý kiến thứ nhất đặt quá nặng yêu cầu của người bị hại (thiên về tư tố) mà coi nhẹ tính chất của công tố, yêu cầu của người bị hại không phải là quyết định đối với cơ quan tiến hành tố tụng; hơn nữa, luật chỉ quy định cho người bị hại quyền rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm; vì vậy, trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa không thể dẫn tới việc đình chỉ vụ án. Ý kiến thứ hai lại xem nhẹ yêu cầu của người bị hại, không tính đến yêu cầu của họ, trong khi đó loại tội phạm này chỉ khởi tố theo yêu cầu của họ. Ý kiến thứ ba có điểm chưa hợp lý ở chỗ, điều kiện miễn hình phạt là trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự 1999; đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự; như vậy, nếu người bị hại rút yêu cầu khởi tố nhưng không có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì cũng không thể miễn hình phạt được. Chỉ có ý kiến thứ tư là phù hợp nhất, không đặt nặng hoặc xem nhẹ yêu cầu của người bị hại mà có tính đến yêu cầu, nguyện vọng của họ khi quyết định hình phạt.

Trên nguyên tắc áp dụng những tình tiết có lợi cho bị can, bị cáo, chúng tôi đề xuất nên mở rộng phạm vi áp dụng việc rút yêu cầu khởi tố của

người bị hại và người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần tại phiên tòa theo hướng

khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục tiến hành xét xử và kết luận bị cáo phạm tội nhưng có thể miễn hình phạt nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ; phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ nếu tội đó có quy định loại hình

phạt này hoặc cho bị cáo hưởng án treo nếu có đủ điều kiện.

Đối với một vụ án được khởi tố theo yêu cầu người bị hại mà người đó chết thì người đại diện hợp pháp không có quyền rút yêu cầu khởi tố. Như vậy, trong nhiều trường hợp sẽ làm cho người đại diện hợp pháp phải tham gia tố tụng một cách miễn cưỡng, vì vậy, việc giải quyết vụ án sẽ không có hiệu quả. Do đó, trong trường hợp này nên quy định cho người đại diện hợp

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)