Hoàn thiện quyđịnh về các trƣờng hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của ngƣời bị hạ

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 72 - 73)

b. Thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

3.2.1. Hoàn thiện quyđịnh về các trƣờng hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của ngƣời bị hạ

yêu cầu của ngƣời bị hại

Trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định 11 tội chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại và đều thuộc khoản 1 của các điều: 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật Hình sự 1999. Thực tiễn cho thấy, có những hành vi thuộc một số loại tội lẽ ra nên trao cho người bị hại quyền yêu cầu khởi tố nhưng luật lại không quy định. Cụ thể như:

Trong các tội xâm phạm đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người, có tội đe doạ giết người, tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ (giống như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nhưng chỉ khác chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn và phạm tội trong lúc thi hành công vụ), vì vậy, nên đưa hai tội này vào trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.

Trong tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân có quy định tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tội xâm phạm chỗ ở của công dân, tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật, các tội này xâm phạm tới quyền cơ bản của con người như quyền tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền được lao động. Đối tượng bị xâm hại trực tiếp là các quyền của người bị hại, vì vậy, nên để cho người bị hại được tự do lựa chọn hình thức xử lý sao cho có lợi nhất đối với họ thông qua việc yêu cầu hoặc không yêu cầu khởi tố vụ án.

Trong các tội xâm phạm sở hữu có tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội chiếm giữ trái phép tài sản, tội sử dụng trái phép tài sản, tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, đối tượng bị xâm hại trong các trường hợp này chỉ thuần tuý về mặt tài sản. Những trường hợp này thông thường người bị hại chỉ cần thu hồi tài sản hoặc khắc phục hậu quả là đủ, vì vậy, nên đưa vào trường hợp khởi tố theo yêu cầu người bị hại để giao quyền định đoạt việc xử lý người phạm tội cho người bị hại.

Từ những phân tích trên, chúng tôi đề nghị các nhà làm luật nên nghiên cứu, sửa đổi phạm vi áp dụng chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị hại, theo hướng quy định thêm một số trường hợp phải khởi tố theo yêu cầu của người bị hại như đe doạ giết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ; bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; xâm phạm chỗ ở của công dân; buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; chiếm giữ trái phép tài sản; sử dụng trái phép tải sản; huỷ hoại

hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)