Các quan hệ pháp luật trong quá trình khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hạ

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 29 - 34)

sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại

Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội, xuất hiện trên cơ sở sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật và các sự kiện pháp lý tương ứng, trong đó các bên tham gia có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, được nhà nước đảm bảo và bảo vệ [10, tr. 398-399]. Trong khoa

học pháp lý, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là một trong những vấn đề phức tạp. Theo Giáo trình Luật Tố tụng hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội thì quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là quan hệ do các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh, phát sinh trong quá trình tố tụng, trong đó, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia được pháp luật quy định và đảm bảo thực hiện [41, tr. 13-14].

Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự bắt đầu từ khi có các lý do để khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp có khiếu nại về các quyết định nói trên, giai đoạn khởi tố sẽ kết thúc bằng việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại có những chủ thể tham gia hoặc liên quan đến các hoạt động tố tụng như: người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại, các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, các chuyên gia, người chứng kiến, người phiên dịch... Như vậy, ở giai đoạn này, giữa những người tham gia và người tiến hành tố tụng phát sinh những quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Các quan hệ pháp luật này không đơn thuần chỉ phát sinh giữa các chủ thể của hoạt động tố tụng hình sự với nhau mà nó còn mang tính quyền lực nhà nước.

Để tạo lập được một quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, nếu chỉ có các quy định của luật tố tụng hình sự và các chủ thể của quan hệ pháp luật đó thì chưa đủ, mà cần phải có các sự kiện pháp lý, các sự kiện này không phải phát sinh do quy phạm pháp luật tố tụng hình sự mà là những sự kiện phát sinh trong thực tế mà cụ thể ở đây là yêu cầu của người bị hại (hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại) về những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Đối tượng của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là những hành vi cụ thể của các

chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Mỗi cách xử sự cụ thể của những người tham gia vào giai đoạn này đối với những người khác đều dựa vào pháp luật và được pháp luật điều chỉnh. Trước hết cần xem xét đến quan hệ pháp luật giữa Viện kiểm sát với những cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án.

Theo Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Viện kiểm sát có trách nhiệm rất quan trọng là thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp. Quy định như vậy là xuất phát từ Điều 23 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, trong đó ghi rõ: Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này; và thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

Theo Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án gồm các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan khác. Nhưng đối với những vụ án khởi tố theo yêu cầu người bị hại, không phải cơ quan nào trong số các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự cũng có quyền khởi tố. Các cơ quan như: đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển... do chỉ có thẩm quyền khởi tố vụ án khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực quản lý của mình nên các cơ quan này không có thẩm quyền khởi tố vụ án do người bị hại yêu cầu. Còn về phía các cơ quan tiến hành tố tụng, thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại chỉ thuộc về một số cơ quan nhất định, đó là Cơ quan cảnh

sát điều tra trong Công an nhân dân và Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân, Viện kiểm sát, Toà án, Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao không có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại do các cơ quan này chỉ được quyền khởi tố vụ án trong những trường hợp nhất định hoặc đối với một số loại tội phạm cụ thể theo quy định. Chẳng hạn, Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân ra quyết định khởi tố vụ án đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hay Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền khởi tố vụ án về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.

Mặc dù quyết định khởi tố vụ án hình sự không cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhưng trong thời hạn 24 giờ, các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại phải gửi quyết định này đến Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố. Nếu vụ án đã khởi tố nhưng không có căn cứ hợp pháp và cơ sở đầy đủ thì Viện kiểm sát có quyền huỷ bỏ quyết định khởi tố bằng việc ra quyết định không khởi tố hoặc đình chỉ vụ án. Trong trường hợp không khởi tố vụ án hình sự mà không có lý do và căn cứ đầy đủ thì Viện kiểm sát có quyền huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự và ra quyết định khởi tố vụ án, giao cho cơ quan điều tra mở cuộc điều tra.

Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại sẽ phát sinh quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự với người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Sau khi có yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại, để xác định dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải tiến hành các hành vi tố tụng như đối với các vụ án thông thường. Nếu chưa có yêu cầu của người bị hại, Cơ quan điều tra vẫn có thể xác minh, kiểm tra tin báo, tố giác về tội phạm nhưng không được ra quyết định khởi tố vụ án. Trong một số trường hợp, người bị hại không biết họ có quyền yêu cầu khởi

tố vụ án thì Cơ quan điều tra phải thông báo cho người bị hại biết, hỏi họ có yêu cầu khởi tố vụ án không và hướng dẫn họ làm các thủ tục cần thiết. Trường hợp có đủ căn cứ để tiến hành khởi tố vụ án hình sự thì sẽ làm phát sinh mối quan hệ pháp luật với các cơ quan như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án... Người cung cấp thông tin sai sự thật có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khi cơ quan có thẩm quyền khởi tố ra quyết định không khởi tố thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có thể khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án đó.

Như vậy, mặc dù bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nhưng có trường hợp người bị hại không muốn đưa ra xử lý vì có thể ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín và tương lai của họ hoặc giữa người bị hại và người gây thiệt hại có những mối quan hệ nhất định, pháp luật đã cho phép người bị hại tự định đoạt các sự việc gây thiệt hại (đó là những hành vi phạm tội xảy ra ở mức nguy hiểm thấp nhất, tội phạm ít nghiêm trọng, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự) cho chính mình. Ở Việt Nam, qua thực tiễn xét xử cũng như thực tế cho thấy, trong quá trình áp dụng chế định này, mặc dù còn nhiều vướng mắc nhưng cũng đã từng bước phát huy hiệu quả, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại đã được bảo vệ tốt hơn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)