Những trƣờng hợp chỉ đƣợc khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hạ

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 34)

THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI

2.1. YÊU CẦU CỦA VIỆC KHỞI TỐ

2.1.1. Những trƣờng hợp chỉ đƣợc khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại bị hại

Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định 11 trường hợp cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại. Đó là:

(1) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999:

Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngƣời khác

Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 quy định:

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ

của nạn nhân [26].

Mức hình phạt cao nhất đối với những trường hợp phạm tội thuộc khoản này là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Như vậy, đây là hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, có thể giải quyết bằng bồi thường dân sự hoặc biện pháp khác hoặc trong nhiều trường hợp, người phạm tội và người bị hại là người thân quen nên họ không muốn người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự... Do đó, pháp luật quy định đối với những trường hợp này chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.

(2) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Hình sự 1999: Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời

khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Hình sự 1999 quy định:

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam

giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm [26].

So với hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999, thì hậu quả của tội phạm này ở mức nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, đây lại là hậu quả của trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (tình trạng tinh thần bị kích

động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình) - do lỗi của người bị hại nên pháp luật hình sự quy định đây là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và chế tài áp dụng cho những trường hợp phạm tội ở khoản 1 ở mức độ nhẹ. Vì vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định đây là một trong những trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.

(3) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 106 Bộ luật Hình sự 1999: Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngƣời

khác do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Bộ luật Hình sự 1999, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Khoản 1 Điều 106 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: "Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai

năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm" [26]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng như trường hợp trên, mặc dù hậu quả người phạm tội gây ra nghiêm trọng nhưng bản thân người bị hại chính là nguồn tấn công, buộc người phạm tội phải tự vệ nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, của Nhà nước hoặc của tổ chức. Sở dĩ người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự do đã vượt quá giới hạn phòng vệ cho phép. Do vậy, nếu có yêu cầu của người bị hại, cơ quan có thẩm quyền mới được khởi tố vụ án hình sự.

(4) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 108 Bộ luật Hình sự 1999:

Tội vô ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác

Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được hiểu là hành vi vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 31% trở lên.

Khoản 1 Điều 108 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: "Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến

hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm" [26].

Ở đây, người phạm tội không hề mong muốn hậu quả xảy ra mà chỉ do vô ý gây thiệt hại đến sức khoẻ của người bị hại nên dù hậu quả xảy ra từ 31% thương tật trở lên, vụ án cũng chỉ được khởi tố nếu có yêu cầu của người bị hại.

(5) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 109 Bộ luật Hình sự 1999: Tội vô ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngƣời

khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: "Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành

chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm" [26].

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do lỗi vô ý; họ không cố tình và cũng không có mâu thuẫn với người bị hại. Họ không mong muốn hậu quả xảy ra.

Quy tắc an toàn trong trường hợp này là quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Do đó, đòi hỏi chủ thể phải có trách nhiệm cao hơn trong việc tuân thủ các quy tắc này. Đây được xem là trường hợp phạm tội nặng hơn so với trường hợp phạm tội do vô ý được quy định tại Điều 108 Bộ luật Hình sự 1999. Chính vì vậy, khung hình phạt của tội này được quy định nặng hơn. Mức hình phạt cao nhất có thể đến ba năm tù (có thể có hình phạt bổ sung). Tuy nhiên, tội phạm này vẫn thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.

(6) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Hình sự 1999: Tội hiếp dâm

Tội hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ

Khoản 1 Điều 111 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: "Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ,

thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm" [26].

Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi giao cấu với phụ nữ trái ý muốn của họ bằng các thủ đoạn: dùng vũ lực (dùng sức mạnh vật chất để đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân như xô ngã, bóp cổ nạn nhân...); đe doạ dùng vũ lực (đe doạ gây thương tích, đe doạ giết...) nhằm làm tê liệt ý chí của nạn nhân; lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được (người phụ nữ bị ốm, bị say rượu...); thủ đoạn khác (cho dùng chất gây mê, lợi dụng sự kém hiểu biết...).

Điều 111 quy định 3 khung hình phạt. Chỉ khi nào tội phạm thuộc khung hình phạt cơ bản được quy định tại khoản 1 thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ mới có quyền yêu cầu khởi tố vụ án.

(7) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Hình sự 1999: Tội cƣỡng dâm

Tội cưỡng dâm là hành vi ép buộc bằng những thủ đoạn khác nhau người phụ nữ lệ thuộc mình hoặc người phụ nữ đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu

Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: "Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm" [26].

Người phạm tội có hành vi ép buộc bằng các thủ đoạn khác nhau người phụ nữ lệ thuộc mình hoặc người phụ nữ đang ở trong tình trạng quẫn

bách phải miễn cưỡng giao cấu. Người bị hại là người phụ nữ bị lệ thuộc (sự lệ thuộc về công tác, về kinh tế, nuôi dưỡng, tôn giáo...) hoặc người phụ nữ đang trong tình trạng quẫn bách (hoàn cảnh khó khăn, éo le...). Các thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để khống chế nạn nhân có thể là đe doạ hoặc hứa hẹn... Từ đó, người phụ nữ buộc phải giao cấu trong khi mình không muốn.

Đây cũng là tội phạm nghiêm trọng, nó xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Nhưng do nhiều lý do mà có thể người bị hại không muốn vụ án được khởi tố do vậy pháp luật giành quyền định đoạt cho họ.

(8) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999: Tội làm nhục ngƣời khác

Tội làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiệm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Khoản 1 Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: "Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm" [26].

Hình thức biểu hiện của hành vi làm nhục người khác rất đa dạng, có thể là những lời nói có tính chất thoá mạ, xỉ nhục, hạ thấp danh dự, chửi bới nhạo báng, xúc phạm đến nhân phẩm nhưng cũng có thể là các hành vi, cử chỉ... có tính chất bỉ ổi, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Những hành vi này có thể được thực hiện một cách trực tiếp, công khai trước mặc người bị hại hoặc có thể được thực hiện gián tiếp thông qua những người khác.

Đây là một trong số những tội phạm ít nghiêm trọng mà người bị hại là người bị thiệt hại về tinh thần do hành vi xúc phạm của người phạm tội. Nhưng có nhiều trường hợp, người bị hại không muốn sự việc được khởi tố hoặc đã được phía bên kia xin lỗi... Do vậy, vụ án hình sự không được khởi tố nếu không có yêu cầu của họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(9) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 122 Bộ luật Hình sự 1999: Tội vu khống

Khoản 1 Điều 122 Bộ luật Hình sự 1999 quy định:

Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không

giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm [26].

Hành vi phạm tội của tội này có ba dạng: hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (như đưa ra các thông tin không đúng sự thật, thông tin có nội dung xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín...); hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xâm phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (người thực hiện hành vi không tự đưa ra thông tin không đúng sự thật nhưng có hành vi loan truyền tiếp những thông tin mà người khác đã đưa đến); hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan chính quyền.

Đây là loại tội ít nghiêm trọng và người bị hại nếu tự thấy mình bị xâm phạm quyền, lợi ích và mong muốn sự việc được giải quyết bằng pháp luật thì họ sẽ yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Lúc đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khởi tố vụ án.

(10) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 131 Bộ luật Hình sự 1999: Tội xâm phạm quyền tác giả

Khoản 1 Điều 131 Bộ luật Hình sự 1999 quy định:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được

xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình;

b) Mạo danh tác giả trên tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình;

c) Sửa đổi bất hợp pháp nội dung của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình;

d) Công bố, phổ biến bất hợp pháp tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm

thanh, băng hình, đĩa hình [26].

Tội phạm này xâm phạm quyền nhân thân phi tài sản và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm được pháp luật bảo vệ. Đây là loại tội được thực hiện với lỗi cố ý nhưng ít nghiêm trọng, xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân. Nếu tác giả muốn được bảo vệ quyền, lợi ích bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ yêu cầu khởi tố. Và lúc đó vụ án hình sự mới được khởi tố.

(11) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 171 Bộ luật Hình sự 1999: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Khoản 1 Điều 171 Bộ luật Hình sự 1999 quy định:

Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này

hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu

đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm [26].

Thông thường người bị xâm phạm các quyền trên là người hiểu biết pháp luật và biết quyền lợi của mình bị vi phạm. Để bảo vệ quyền lợi của mình, họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Mặt khác, nếu họ không muốn lộ bí quyết sản xuất kinh doanh hoặc bị mất thời gian tham gia tố tụng thì họ sẽ không yêu cầu khởi tố vụ án và vụ án sẽ không bị khởi tố.

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 34)