Thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 54 - 55)

b. Thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

2.2.2. Thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Trong Bộ luật Tố tụng hình sự 1988, tại khoản 2 Điều 88 cũng quy định về thời điểm người bị hại được quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án của

mình, đó là "trước ngày mở phiên toà". Vậy phiên toà ở đây là phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm? Chính quy định mang tính chất chung chung như vậy đã dẫn đến những khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án, bởi người bị hại có thể rút yêu cầu ở nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng. Khắc phục tình trạng này, khoản 2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đã quy định rất rõ thời điểm người có quyền yêu cầu khởi tố được rút yêu cầu của mình, đó là "trước ngày mở phiên toà sơ thẩm". Như vậy, người đã yêu cầu khởi tố có thể rút yêu cầu vào thời điểm ngay sau khi yêu cầu, trong giai đoạn điều tra, truy tố hoặc chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Điều này đồng nghĩa với việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại không có quyền rút yêu cầu của mình tại phiên toà sơ thẩm và các giai đoạn sau của quá trình tố tụng. Quy định này có phần chặt chẽ và hợp lý bởi:

Phiên toà sơ thẩm xét xử trên cơ sở có yêu cầu của người bị hại và bị Viện kiểm sát truy tố. Còn phúc thẩm là xét xử do có kháng cáo của người bị hại, bị cáo hoặc có kháng nghị của Viện kiểm sát; Giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục xét lại vụ án khi có kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân hoặc Viện trưởng Viện

kiểm sát nhân dân có thẩm quyền theo luật định [44, tr. 1].

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)