Người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 47 - 50)

niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần

So với Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự 1988, Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định thêm một chủ thể có quyền khởi tố vụ án hình sự, đó là người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên,

người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần (sau đây gọi là người đại diện hợp pháp của người bị hại). Đây được coi là một tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp. "Đại diện" được hiểu là "1. Thay mặt cho cá nhân hoặc tập thể" (trang 168 Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Thống kê). "Hợp pháp" được hiểu là "đúng với

pháp luật" (trang 270 Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Thống kê). Theo đó,

đại diện hợp pháp được hiểu là trường hợp một người (gọi là người đại diện) nhân danh người khác (gọi là người được đại diện) thực hiện quyền và nghĩa vụ của người được đại diện theo quy định của pháp luật. Như vậy, quan hệ giữa người được đại diện mà cụ thể ở đây là người bị hại và người đại diện được hình thành trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, ý chí của Nhà nước hoặc theo thỏa thuận.

Không phải tất cả những người đại diện hợp pháp của người bị hại đều có quyền yêu cầu khởi tố vụ án. Người đại diện hợp pháp của người bị hại chỉ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án khi người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Thứ nhất, về người bị hại là người chưa thành niên.

Những người bị hại chưa thành niên là những người theo quan điểm lập pháp của chúng ta chưa có đầy đủ năng lực hành vi để thực hiện quyền chủ thể của mình. Họ chưa ý thức được một cách đầy đủ những thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho họ và thiếu các

điều kiện chủ quan để tự bảo vệ những lợi ích của mình [48, tr. 218].

Do đó, việc người đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia tố tụng là cần thiết và việc họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại là hợp lý.

Thứ hai, khi người bị hại có nhược điểm về tâm thần. Khoản 1 Điều 105

Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 sử dụng thuật ngữ " (người bị hại) có nhược

điểm về tâm thần" là không chính xác vì trên thực tế, người bị hại có thể trong

hạn chế trong việc nhận thức hoặc điều khiển hành vi. Còn trong trường hợp người bị hại hoàn toàn không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì phải xác định là người bị hại tâm thần chứ không phải là người bị hại có nhược điểm về tâm thần. Những người bị hại tâm thần hoặc có nhược điểm về tâm thần bị hạn chế khả năng hoặc không có khả năng tự thể hiện được ý chí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.

Thứ ba, khi người bị hại là người có nhược điểm về thể chất. Người

có nhược điểm về thể chất là những người bị khuyết tật về thể chất như bị mù, bị câm, bị điếc... Nhược điểm này tuy không làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của người bị hại nhưng có thể làm cho người bị hại không thể hiện được hoặc thể hiện không đầy đủ yêu cầu của mình. Do đó, pháp luật quy định cho người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.

Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự chưa quy định rõ về người đại diện hợp pháp của người bị hại nên đã dẫn đến tình trạng có nhiều quan điểm khác nhau về xác định người đại diện hợp pháp của người bị hại.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Pháp luật tố tụng hình sự không quy

định cụ thể cách xác định người đại diện hợp pháp của người bị hại nên người bị hại có thể có từ hai người trở lên là đại diện hợp pháp cho mình tại phiên toà hình sự. Đó là tất cả những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bố, mẹ, vợ (chồng) và con thành niên của người bị hại. Vì vậy, khi xét xử, Toà án phải triệu tập tất cả họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị hại.

Quan điểm thứ hai lại cho rằng: Mặc dù pháp luật tố tụng hình sự

không quy định cụ thể cách xác định người đại diện hợp pháp của người bị hại trong tố tụng hình sự, nhưng cần phải hiểu rằng trong mọi trường hợp, người đại diện hợp pháp cho người bị hại chỉ có một người tham gia tố tụng

với tư cách là người đại diện hợp pháp như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự - đó là bố (hoặc mẹ). Nếu bố, mẹ không còn hoặc không thể là người đại diện hợp pháp thì anh cả hoặc chị cả là người đại diện hợp pháp...

Chính vì có những quan điểm trái ngược nhau như trên nên dẫn đến có nhiều vụ án mà người bị hại đều còn đủ cả bố, mẹ, anh, chị nhưng ở vụ án này thì một người bị hại có nhiều người đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia tố tụng. Còn ở vụ án kia lại chỉ có một người đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia tố tụng. Tại Tiểu mục 1.4 phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 8 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư của Bộ luật Tố tụng hình sự có nêu "trong trường hợp người bị hại chết mà có từ hai người trở lên đều là người đại diện hợp pháp của người bị hại (cha, mẹ, vợ và con thành

niên của người bị hại) thì phân biệt như sau:...", nên có thể thấy trong thực tế

chúng ta đã mặc nhiên thừa nhận trường hợp người bị hại có từ hai người trở lên đều là người đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia tố tụng. Vì vậy, khi xét xử, Toà án phải triệu tập tất cả những người đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia tố tụng. Nếu những người đại diện hợp pháp có lợi ích thống nhất với nhau thì yêu cầu họ cử một người trong số họ làm người đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia tố tụng tại phiên toà. Nếu những người đại diện hợp pháp không thống nhất lợi ích của với nhau thì Toà án phải công nhận họ cùng làm người đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia tố tụng tại phiên toà.

2.1.3. Hình thức, thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)