Áp dụng những quyđịnh của pháp luật về việc ngƣời bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên toà

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 65 - 66)

b. Thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

3.1.4.Áp dụng những quyđịnh của pháp luật về việc ngƣời bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên toà

trình bày lời buộc tội tại phiên toà

Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà. Nội dung này đã được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 và hiện nay Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về người bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên toà như thế nào? Nội dung lời buộc tội ra sao?... Và trong thực tế, người bị hại không biết mình có quyền và có trách nhiệm trình bày lời buộc tội tại phiên toà. Xin dẫn ra đây một vụ án điển hình: Nguyễn Thị Hương là người xa xứ, lên thị trấn Quỳ Hợp, Nghệ An tá túc được 2 năm thì xảy ra xô xát. Hương bị đánh do mâu thuẫn trong việc làm ăn với người khác. Sự việc đánh nhau giữa ban ngày nên có nhiều người chứng kiến. Kết luận giám định cho thấy Hương bị tổn hại sức khoẻ 25%. Chị Hương đã yêu cầu khởi tố vụ án. Từ đây bắt đầu quá trình tố tụng một vụ án hình sự khởi tố theo yêu cầu của người bị hại kéo dài 4 năm với 11 lần trả hồ sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, 6 bản cáo trạng và 6 lần xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Bản án thứ 6 mới tuyên được bị cáo có tội và áp dụng hình phạt...[12, tr. 30]. Điều đáng nói ở đây là tại các phiên toà sơ thẩm, Hương chỉ khai báo, trình

bày ý kiến chứ không biết gì về việc "buộc tội", và chị cũng cho biết là không có thủ tục toà yêu cầu chị "trình bày lời buộc tội". Rõ ràng, cơ quan tố tụng đã vi phạm thủ tục tố tụng bởi đã có văn bản hướng dẫn thời điểm người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp trình bày lời buộc tội.

Bên cạnh đó, hầu hết tại các phiên toà người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ không trình bày lời buộc tội, có chăng cũng chỉ là trả lời các câu hỏi do người tiến hành tố tụng đặt ra có tính chất buộc tội đối với bị cáo. Ở không ít các phiên toà, Hội đồng xét xử thường coi người bị hại có yêu

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 65 - 66)