Hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 55 - 62)

b. Thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

2.2.3. Hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án trong một số trường hợp. Yêu cầu của họ dẫn đến hậu quả pháp lý là vụ án sẽ được khởi tố và giải quyết theo thủ tục chung nếu yêu cầu đó là đúng pháp luật. Nhưng sau đó, do sự tác động tích cực từ phía gia đình, bạn bè... hoặc vì lý do cá nhân mà họ rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên toà xét xử sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ và trong trường hợp này, theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, người bị hại phải nộp tiền án phí.

Khi vụ án được đình chỉ thì mọi hoạt động tố tụng đối với vụ án sẽ chấm dứt. Việc vụ án được đình chỉ khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại rút yêu cầu vừa thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước đối với ý chí của người bị hại, vừa thể hiện sự tha thứ của họ đối với người phạm tội. Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 thì có thể hiểu chỉ Viện kiểm sát hoặc Toà án mới có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án khi người bị hại rút yêu cầu vì chỉ có hai cơ quan này được quyền tiếp tục tiến hành tố tụng khi người bị hại rút yêu cầu nhưng vụ án lại thuộc "trường hợp cần thiết". Còn khi áp dụng trong thực tiễn, giữa các địa phương đã không có sự thống nhất với nhau. Có địa phương thì khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố, cơ quan duy nhất có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án là Viện kiểm sát; ở địa phương khác thì cơ quan đó là Toà án; nhưng cũng có địa phương "các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất rằng đó là của cả 3 cơ quan theo nguyên tắc hồ sơ vụ án đang do cơ quan nào thụ lý

thì cơ quan đó sẽ ra quyết định đình chỉ" [17, tr. 51].

Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 cũng không quy định việc người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án là một căn cứ để đình chỉ nên đã làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng, đùn đẩy nhau trong việc ra quyết định đình chỉ vụ án vì không có căn cứ pháp luật. Có ý kiến cho rằng "đình chỉ vụ án theo Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ là quy định riêng biệt, do

đó, chỉ cần căn cứ vào Điều 88 để đình chỉ vụ án" [6, tr. 22]. Ý kiến này chưa

thực sự hợp lý vì Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 quy định về khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và điều kiện để được đình chỉ vụ án chứ không phải quy định về đình chỉ vụ án. Theo đó, điều kiện để đình chỉ vụ án là người bị hại rút yêu cầu của mình. Như vậy, "điều kiện này chỉ mang tính chất quy định về nội dung, khi đã đáp ứng điều kiện này thì vấn đề đình chỉ vụ án phải dẫn chiếu đến một điều luật cụ thể quy định về những căn cứ để đình chỉ vụ

án tương ứng với thẩm quyền cơ quan nào được đình chỉ vụ án" [6, tr. 22].

tra), Điều 143b (đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố), Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 (đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử) lại không thấy quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án khi người bị hại rút yêu cầu, nhưng các điều luật trên cũng không "cấm" cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định đình chỉ đối với các trường hợp này.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, chúng ta có thể căn cứ vào thời điểm người đã rút yêu cầu, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ra văn bản tố tụng cần thiết và phù hợp với thẩm quyền của mình. Nếu người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại rút yêu cầu ngay sau khi yêu cầu thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải ra văn bản huỷ quyết định khởi tố vụ án.

Ngay sau giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn điều tra với nhiệm vụ xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án. Giai đoạn điều tra đi đúng hướng và kết luận đúng sẽ giúp tiến trình giải quyết vụ án nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trong giai đoạn điều tra, khi cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định khởi tố vụ án và đang tiến hành hoạt động điều tra để làm rõ hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội thì người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố. Trong trường hợp này, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.

Trong giai đoạn truy tố, trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự 1988, Viện kiểm sát là chủ thể có quyền quyết định đình chỉ vụ án nếu người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án. Lúc này, khi Cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra, làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố, Viện kiểm sát hoàn toàn có thể xác định được hành vi phạm tội thuộc khoản nào của điều luật. Do vậy, trong giai đoạn này, nếu người bị hại rút yêu cầu khởi tố một cách tự nguyện và không nằm trong trường hợp "cần thiết" thì Viện kiểm sát có quyền quyết định đình chỉ vụ án. Và tại khoản 1 Điều 169 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án

khi "có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105... của Bộ luật này". Như vậy, cả Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 và Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đều giao thẩm quyền đình chỉ vụ án cho Viện kiểm sát nếu người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ rút yêu cầu khởi tố trong giai đoạn truy tố.

Trường hợp người yêu cầu rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án (Điều 180 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003). Trước đây, Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 không quy định rõ "trước ngày mở phiên toà" là trước ngày mở phiên toà cấp nào nên trong khoa học tố tụng hình sự có nhiều ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rằng: Toà án chỉ được đình chỉ vụ án nếu người bị hại rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên toà sơ thẩm mà thôi. Vì xét xử sơ thẩm dựa trên cơ sở có yêu cầu của người bị hại và bị Viện kiểm sát truy tố, còn phúc thẩm là xét xử do có kháng nghị của Viện kiểm sát hay có kháng cáo của bị cáo hoặc người bị hại. Giám đốc thẩm, tái thẩm là xét xử khi có kháng nghị của người có thẩm quyền. Ý kiến này cũng cho rằng Toà án chỉ được đình chỉ vụ án nếu người bị hại rút yêu cầu trước khi mở phiên toà chứ không phải tại phiên toà sơ thẩm. Ý kiến thứ hai cho rằng: Toà án phải đình chỉ vụ án trước khi mở phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm vì không ít trường hợp khi mở phiên toà phúc thẩm hay giám đốc thẩm, người bị hại mới rút yêu cầu thì không có lý do gì để Toà án không thoả mãn yêu cầu của họ. Ý kiến thứ ba cho rằng: Toà án phải đình chỉ vụ án khi người bị hại rút yêu cầu của họ trước khi mở phiên toà và tại phiên toà (trước khi tuyên án) ở cả ba cấp. Bởi vì: thứ nhất, điều luật không quyđịnh là Toà án chỉ phải đình chỉ vụ án khi người bị hại rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm mà chỉ tại phiên toà nói chung. Thứ hai, tại sao chỉ chấp nhận việc người bị hại rút yêu cầu trước khi mở phiên toà mà không chấp nhận việc rút yêu cầu tại phiên toà, cơ sở nào? Thứ ba, thực tế có những người bị hại lúc sự việc mới xảy ra do đang bực tức nên yêu cầu khởi tố để xử lý người phạm tội, nhưng sau đó nghĩ lại mà rút yêu cầu khởi tố tại phiên toà một cách chân thành, tự nguyện, vậy cơ sở nào để bác việc rút yêu cầu của họ? Thứ tư, thực tế không ít trường hợp

người phạm tội hay người thân của họ trong suốt quá trình điều tra, truy tố, trước khi xét xử sơ thẩm vì khó khăn nên chưa đủ điều kiện thực hiện yêu cầu bồi thường của người bị hại. Còn người bị hại chỉ chấp nhận rút yêu cầu sau khi được bồi thường thoả đáng. Do vậy, họ phải chạy vạy để có tiền bồi thường cho người bị hại ở các thời điểm khác nhau: xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm và có cả trường hợp trước khi mở phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm. Vậy căn cứ vào đâu bác việc rút yêu cầu của người bị hại trong trường hợp đó? [44, tr. 1].

Như vậy, bên cạnh việc kế thừa các căn cứ đình chỉ vụ án được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 1988, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 còn quy định thêm một căn cứ đình chỉ vụ án, đó là người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu. Sự bổ sung này vừa chỉ ra căn cứ để đình chỉ vụ án, vừa ghi nhận thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố và Thẩm phán trong giai đoạn xét xử vào trước ngày mở phiên toà sơ thẩm.

Qua đây có thể thấy, các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đã khắc phục được sự lúng túng, đùn đẩy lẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc ra quyết định đình chỉ khi người đã yêu cầu rút yêu cầu, cũng như tránh được tình trạng chồng chéo về thẩm quyền đã xảy ra trong thực tiễn như trước đây.

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại lấy lợi ích của người bị hại làm trung tâm nên trong trường hợp việc rút yêu cầu khởi tố của người bị hại không đảm bảo lợi ích cho họ như người bị hại bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép, không biểu lộ đúng ý chí của mình thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có thể tiến hành các hoạt động tố tụng để đảm bảo quyền lợi cho họ.

Theo khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự 1988, căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục tiến hành tố tụng khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố là vụ án phải thuộc "trường hợp cần thiết". Vậy "trường hợp cần thiết" là trường hợp nào? Về vấn đề này, công văn số 16/1999/KHXX ngày 01 tháng 02 năm 1999 hướng dẫn: "Dựa vào từng vụ án cụ thể, tuỳ thuộc vào yêu cầu đấu tranh

phòng, chống tội phạm trong từng thời kỳ, ở từng địa phương khác nhau" để Viện kiểm sát, Toà án xem xét việc cần thiết phải tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án để bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước, xã hội và công dân.

Đa số các quan điểm đưa ra đều cho rằng những trường hợp cần thiết bao gồm: "người bị hại rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức hoặc bị mua

chuộc, lừa phỉnh" [54, tr. 13] hoặc "người bị hại là người lệ thuộc vào bị can

(bị cáo)" [54, tr. 13] hoặc "vụ án đã gây phức tạp đến tình hình chính trị của

địa phương" [30, tr. 7]... Nhưng đây chỉ là quan điểm của cá nhân, còn Bộ

luật Tố tụng hình sự 1988 không quy định, thậm chí cho đến trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 có hiệu lực vẫn không có văn bản nào hướng dẫn "thế

nào là trường hợp cần thiết". Chính vì vậy, điều này đã dẫn đến sự nhận thức

và áp dụng điều luật một cách tuỳ tiện giữa các cơ quan có thẩm quyền. Có trường hợp, khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì Viện kiểm sát cho vụ án thuộc trường hợp cần thiết, nhưng Toà án lại không cho là như vậy và ngược lại... Để khắc phục tình trạng trên, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 chỉ quy định một căn cứ duy nhất đó là khi xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trái ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Với quy định này có thể hiểu khi cơ quan tiến hành tố tụng xác định được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại rút yêu cầu trái với ý muốn chủ quan của họ thì các cơ quan này vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động tố tụng của mình. Quy định tại khoản 2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 tạo ra sự áp dụng thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời đề cao tính nghiêm minh của pháp luật.

Yêu cầu khởi tố lại vụ án hình sự là một quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và đó cũng là hậu quả pháp lý của việc người đã yêu cầu rút yêu cầu trái với ý muốn của mình. Trước đây, Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 đã không quy định quyền được yêu cầu khởi tố lại vụ án hình sự cho người bị hại, nhưng cũng không có quy định nào không cho người bị hại thực

hiện quyền này. Người bị hại hoàn toàn chủ động trong việc đưa ra yêu cầu khởi tố vụ án cũng như rút yêu cầu của mình, thậm chí họ yêu cầu khởi tố lại vụ án hình sự mà trước đó họ đã rút yêu cầu. Còn về phía các cơ quan tiến hành tố tụng, họ hoàn toàn bị động trước những yêu cầu của người bị hại. Họ phải tiếp tục tiến hành các hoạt động tố tụng bởi không có căn cứ pháp luật nào để từ chối giải quyết. Hay trong trường hợp người bị hại cứ yêu cầu khởi tố vụ án rồi lại rút yêu cầu, sau đó lại yêu cầu khởi tố lại vụ án thì vụ việc đến lúc nào mới được giải quyết? Không lẽ cơ quan tiến hành tố tụng cứ chạy theo yêu cầu của người bị hại? Điều này vừa gây không ít khó khăn cho quá trình tố tụng, vừa gây lãng phí về thời gian và vật chất của Nhà nước.

Trước những đòi hỏi mà thực tiễn đặt ra, khoản 2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định "người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có

quyền yêu cầu lại". Quy định này đã phần nào tạo ra sự chủ động cho các cơ

quan tiến hành tố tụng khi giải quyết yêu cầu của người bị hại; đồng thời tránh việc người bị hại lợi dụng kẽ hở của pháp luật để kéo dài quá trình tố tụng. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép người bị hại có quyền yêu cầu lại đó là trường hợp họ rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. Như vậy, việc người bị hại rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức vừa là căn cứ để Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án, vừa là điều kiện để người bị hại được yêu cầu khởi tố lại vụ án hình sự. Quy định này đã tạo ra sự thống nhất và đảm bảo sự chủ động của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời cũng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, vì khi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án không xác định được người đã yêu cầu rút yêu cầu là do bị ép buộc, cưỡng bức thì họ phải ra quyết định đình

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)