Hoàn thiện quyđịnh về ngƣời đại diện hợp pháp và quyền của họ

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 73 - 76)

b. Thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

3.2.2. Hoàn thiện quyđịnh về ngƣời đại diện hợp pháp và quyền của họ

của họ

Người đại diện hợp pháp là một trong hai chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án trong một số trường hợp, nhưng Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 lại chưa có quy định về người đại diện hợp pháp. Hầu hết các văn bản hướng dẫn hay trong Bộ luật dân sự cũng chỉ quy định người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Còn đối với người bị hại chết thì "theo kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết công tác xét xử ngành toà án năm 2001 thì người đại diện hợp pháp cho người bị hại đã chết thông thường là người thừa kế ở hàng thứ

kế thứ nhất là cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên có đủ năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, việc Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định đã làm cho quá trình áp dụng pháp luật thiếu tính đồng bộ. Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 nên có quy định hoặc hướng dẫn về người đại diện hợp pháp để cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở pháp lý áp dụng pháp luật thống nhất, theo đó, người đại diện hợp pháp của người bị hại đã chết là cha, mẹ, vợ,

chồng, con đã thành niên có đủ năng lực hành vi dân sự của người bị hại.

Còn về quyền của người đại diện hợp pháp, thì trong những trường hợp nào, người đại diện hợp pháp có đầy đủ các quyền của người được đại diện theo quy định của pháp luật. Về vấn đề này cũng còn những nhận thức không thống nhất. Hiện nay, trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 chỉ duy nhất tại khoản 5 Điều 51 có quy định là "Trong trường hợp người bị hại chết thì

người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quy định tại Điều này"

(Nghĩa là khi người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của người bị hại sẽ có đầy đủ các quyền của người bị hại đã được quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003). Còn đối với trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất khi tham gia tố tụng thì đại diện hợp pháp của họ có được tham gia tố tụng và có được hưởng các quyền của người bị hại không? nên đã có sự nhận thức và áp dụng không thống nhất quy định của pháp luật khi giải quyết các vụ án cụ thể.

Có quan điểm cho rằng, luật đã quy định rõ là trong trường hợp người

bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền của người bị hại, thì chỉ trong trường hợp người bị hại chết, người đại diện hợp pháp của họ mới có đầy đủ những quyền của người bị hại đã quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Còn ở các trường hợp khác, người đại diện hợp pháp không thể có đầy đủ những quyền của người được đại diện.

Quan điểm khác lại cho rằng, ngoài quy định tại khoản 5 Điều 51 Bộ

pháp cũng có đầy đủ những quyền của người được đại diện (ví dụ, trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên…).

Về vấn đề này, qua thực tiễn giải quyết các vụ án cho thấy, việc Bộ luật Tố tụng hình sự mới chỉ quy định đối với người đại diện hợp pháp của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết và không quy định đối với người đại diện hợp pháp trong các trường hợp khác là chưa đầy đủ. Ngoài trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của người bị hại có đủ những quyền của người bị hại theo quy định của pháp luật, thì đối với các trường hợp như: người bị hại là người chưa thành niên hoặc người bị hại là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, tại phiên tòa người đại diện hợp pháp của họ cũng phải được đảm bảo đủ những quyền như quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Có như vậy, quyền lợi của người bị hại mới được đảm bảo đầy đủ.

Vì vậy, theo chúng tôi, trong trường hợp này, mặc dù pháp luật chưa quy định rõ, cũng như chưa có hướng dẫn nhưng có thể vận dụng hướng dẫn tại tiểu mục 1.1; tiểu mục 1.3 phần I của Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư của Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định những trường hợp nào thì người đại diện hợp pháp có đầy đủ những quyền của người được đại diện. Cụ thể là: khi xét đối với các trường hợp sau Tòa án cần đảm bảo cho người đại diện hợp pháp được thực hiện đủ các quyền của người được đại diện: Người đại diện hợp pháp của người bị hại

có đầy đủ những quyền của người bị hại như quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ

luật Tố tụng hình sự 2003 khi người bị hại chết, người bị hại là người chưa

thành niên hoặc người bị hại là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Ngoài ra, Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định trường hợp người bị hại chết mà chưa quy định trường hợp người bị hại mất tích. Vậy trường hợp người bị hại được xác định là mất tích thì vấn đề người đại diện hợp pháp của

họ được quy định và giải quyết như thế nào? Họ có được phép tham gia tố tụng và được thực hiện các quyền của người bị hại không? Thực tiễn giải quyết vụ án cho thấy cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết không thống nhất với nhau. Vì vậy, theo chúng tôi Bộ luật Tố tụng hình sự cần bổ sung trường hợp trên theo hướng thừa nhận người đại diện hợp pháp của người bị hại mất tích được tham gia tố tụng và được thực hiện các quyền của người bị hại.

Trong hai trường hợp nêu trên cơ quan tiến hành tố tụng không xác định được ai là người đại diện hợp pháp, hoặc người bị hại thực tế cũng không còn ai là người đại diện hợp pháp thì giải quyết như thế nào? Người thân của người bị hại có được tham gia tố tụng không và với tư cách gì? Về vấn đề này chưa có sự nhận thức và áp dụng thống nhất. Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này: Người thân của người bị hại cũng được xem là người đại diện hợp pháp [23, tr. 94]; người thân của người bị hại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan [51, tr. 383]; người thân của người hại trong các trường hợp trên chính là người bị hại và với tư cách đó họ cần phải tham gia vào vụ án [51, tr. 383]; người thân của người bị hại là người đại diện của người bị hại và là người bị hại. Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề cần được nghiên cứu bổ sung vào Bộ luật để đảm bảo sự thống nhất trong quá trình áp dụng cũng như đảm bảo các quyền của người bị hại. Theo chúng tôi người thân của người bị hại chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp, khi tham gia tố tụng họ có các quyền của người bị hại. Trường hợp người bị hại không còn ai là người thân thì cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bảo vệ quyền lợi cho họ.

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)