Hoàn thiện quyđịnh về căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục tiến hành tố tụng và ngƣời bị hại đƣợc yêu cầu khởi tố lại vụ án

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 85 - 87)

b. Thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

3.2.5.Hoàn thiện quyđịnh về căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục tiến hành tố tụng và ngƣời bị hại đƣợc yêu cầu khởi tố lại vụ án

tiếp tục tiến hành tố tụng và ngƣời bị hại đƣợc yêu cầu khởi tố lại vụ án

Việc người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố do bị ép buộc, cưỡng bức đưa đến hai hậu quả pháp lý là cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục tiến hành tố tụng và người bị hại đã rút yêu cầu được yêu cầu khởi tố lại.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chỉ được tiếp tục tiến hành tố tụng khi có căn cứ xác định việc người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. Đây là căn cứ duy nhất để cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục tiến hành các hoạt động của mình. Tuy nhiên, đây không phải là một quy định dễ áp dụng vì làm thế nào để xác định được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại rút yêu cầu là do bị ép buộc, cưỡng bức. Người bị hại khi rút yêu cầu họ thường khai với cơ quan có thẩm quyền là họ tự nguyện, không có sự ép buộc hoặc vì lý do không thể nói ra. Vì vậy, cơ quan tiến hành tố tụng phải cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định.

Ngoài việc cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục hoạt động của mình, với căn cứ này người bị hại sẽ được yêu cầu khởi tố lại vụ án. Nhưng để thực hiện quyền này của mình, người bị hại phải chứng minh được việc rút yêu cầu khởi tố của mình là do bị ép buộc, cưỡng bức. Mặt khác, trên thực tế, người đã yêu cầu khởi tố có thể rút yêu cầu do bị lừa dối, dụ dỗ hoặc người bị hại là người phụ thuộc vào người gây thiệt hại. Vậy, đối với những trường hợp này cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hay vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng? Nếu cơ quan có thẩm quyền chấp nhận việc rút yêu cầu và ra quyết định đình chỉ thì sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại vì họ rút yêu cầu không phải do tự nguyện. Trong khi đó, nếu không chấp nhận việc rút yêu cầu và tiếp tục giải quyết vụ án thì cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa vào đâu vì không có cơ sở pháp lý. Đó thực sự là điểm bất cập khi nảy sinh trong thực tế. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị sửa đổi đoạn 2 khoản 2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 như sau: "Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ thì tuy người đã yêu cầu rút yêu cầu, Cơ quan điều

tra, Viện kiểm sát, Toà án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án".

Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 chỉ quy định người bị hại mới có quyền yêu cầu khởi tố lại còn người đại diện hợp pháp thì không có quyền này. Quy định như vậy là chưa đầy đủ vì người đại diện hợp pháp cũng

có quyền yêu cầu khởi tố và rút yêu cầu khởi tố. Vậy, ở vào trường hợp tương tự, người đại diện hợp pháp muốn bảo vệ quyền lợi cho người bị hại thì làm thế nào? Chúng tôi kiến nghị bổ sung đoạn 3 khoản 2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 như sau: "Người đã yêu cầu khởi tố nếu rút yêu cầu của mình thì không có quyền được yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do trái ý muốn".

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 85 - 87)