Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 52 - 54)

b. Thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

2.1.4. Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Với những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, khi đã được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thụ lý và giải quyết thì hậu quả pháp lý đặc trưng nhất, đó là "người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình

bày lời buộc tội tại phiên toà" (khoản 3 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003).

Lời buộc tội của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp là việc họ bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình, họ tự phán xét hành vi phạm tội và mong muốn kẻ phạm tội phải bị trừng phạt ở mức độ phù hợp với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Đa số người bị hại luôn luôn mong muốn kẻ phạm tội phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất, nhưng cũng có những trường hợp người bị hại trình bày lời buộc tội thể hiện sự khoan dung, tha thứ đối với hành vi của kẻ phạm tội và mong muốn Toà án xử nhẹ cho người phạm tội. Lời buộc tội của người bị hại thông thường chỉ là yêu cầu Hội đồng xét xử giải quyết vụ án đúng đắn, bảo vệ quyền lợi cho họ mà không dựa trên sự phân tích, đánh giá chứng cứ. Lời buộc tội của người bị hại dựa trên cảm tính, mang tính chủ quan của họ. Vì vậy, nó chỉ mang tính chất tham khảo, để từ đó Hội đồng xét xử ra phán quyết hợp tình, hợp lý.

Khác với lời buộc tội của người bị hại, lời luận tội "là lời trình bày của Kiểm sát viên phân tích tội trạng, đề nghị kết tội bị cáo sau khi việc xét

hỏi đã kết thúc" [49, tr. 427]. Trong lời luận tội của Kiểm sát viên bao gồm

những vấn đề như phân tích, đánh giá toàn diện những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà, các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điều, khoản của Bộ luật Hình sự; loại và mức hình phạt...Mục đích của lời luận tội là làm rõ tính chất, thủ đoạn của hành vi phạm tội; mục đích, động cơ phạm tội; nguyên nhân và điều kiện phạm tội; hậu quả của hành vi phạm tội để thấy rõ quá trình phạm tội cũng như bản chất của tội phạm mà bị cáo đã thực hiện. Lời luận tội có ý nghĩa pháp lý và giáo dục cao

liên quan đến quyền, lợi ích vật chất, tinh thần của người bị hại; ảnh hưởng đến quyền lợi của những người có liên quan, từ đó giúp cho Hội đồng xét xử ra bản án có căn cứ, hợp pháp, góp phần tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong quần chúng nhân dân thông qua việc xét xử tại phiên toà.

Về thời điểm người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày lời buộc tội tại phiên toà thì Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 lại không quy định. Theo mục I.7 Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP về việc: Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "Những quy định chung của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003" ngày 02/10/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà phải thực hiện theo đúng quy định chung của Bộ luật Tố tụng hình sự về phiên toà sơ thẩm; do đó, việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà được thực hiện theo trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên toà quy định tại Điều 217 của Bộ luật Tố

tụng hình sự [8].

Như vậy, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại trình bày lời buộc tội sau khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội và bị cáo hoặc người bào chữa của bị cáo trình bày lời bào chữa.

Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại. Họ là người biết rõ về các tình tiết của sự việc, do đó sự có mặt của họ tại phiên toà là cần thiết. Theo quy định tại khoản 1 Điều 191 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, "nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử

quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử". Như vậy, khi người bị

xét xử có thể hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử. Tuy nhiên, đối với các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì sự có mặt của họ là bắt buộc vì sự vắng mặt của họ ảnh hưởng đến quá trình xét xử cũng như việc ra bản án, quyết định của Hội đồng xét xử bởi nó liên quan đến việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại trình bày lời buộc tội. Nói cách khác, nếu người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt tại phiên toà thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên toà.

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)