Áp dụng quyđịnh về chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 62 - 63)

b. Thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

3.1.1.Áp dụng quyđịnh về chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án

Theo quy định của khoản 1 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, người bị hại chỉ có thể là cá nhân - một con người cụ thể, mà không thể là cơ quan, tổ chức. Nhưng khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 lại quy định người bị hại trong các tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131 Bộ luật Hình sự 1999) và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171 Bộ luật Hình sự 1999) cũng có quyền yêu cầu khởi tố vụ án. Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 lại quy định tác giả và chủ sở hữu công nghiệp ngoài là cá nhân còn có thể là tổ chức (khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: "Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng". Khoản 6 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: "Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ"). Như vậy, chủ thể bị thiệt hại trong những tội phạm này có thể là tổ chức.

Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 chỉ quy định người đại diện hợp pháp được yêu cầu khởi tố vụ án khi người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Vậy, trong trường hợp người bị hại chết (cả người bị hại thành niên và người bị hại chưa thành niên) thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hay không? Khoản 5 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định:

"Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có

những quyền quy định tại Điều này". Đây chỉ là một quy định mang tính

chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể nên cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng. Hay một trường hợp khác, đó là sau khi bị gây thiệt hại về thể chất hoặc tinh thần, người bị hại rơi vào tình trạng rối loạn về tinh thần do hành vi bạo hành của người gây thiệt hại trong một số vụ cố ý gây thương tích hoặc hiếp dâm..., điều này làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức cũng như việc đưa ra yêu cầu của người bị hại. Hoặc trường hợp người bị hại hôn mê họ không biểu hiện được ý chí của mình, do đó không thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án được thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền được yêu cầu khởi tố vụ án không? Về vấn đề này, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định. Đồng thời do không có quy định về người đại diện hợp pháp nên trong những trường hợp này, để tiến hành tố tụng Cơ quan điều tra phải chờ cho người bị hại hồi phục, sau đó mới tiến hành giám định thương tích, giám định khả năng nhận thức của họ rồi mới xem xét đến việc họ có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hay không... Cả một khoảng thời gian dài chờ đợi sẽ tạo cơ hội cho đối tượng gây án thông cung, bỏ trốn, tạo chứng cứ giả gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ tìm ra sự thật của vụ án. Chính những thiếu sót này dẫn đến sự chậm trễ không đáng có nhưng không thể khắc phục được khi cơ quan tiến hành tố tụng chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 62 - 63)