Hoàn thiện nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 109)

Ngoài 05 nội dung lớn trong kết cấu của một BCTĐ hoàn chỉnh của Agribank là : (1) Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của KH (2) Thẩm định năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh của KH

(3) Phân tích tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng (TCTD) và chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng

(4) Thẩm định PAKD/DA đầu tƣ

(5) Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay

Ngân hàng cần bổ sung một số nội dung thẩm định nhƣ sau:

* Đánh giá chung về khách hàng

Theo mẫu báo cáo thẩm định hiện nay của NHNo có 1 phần đƣợc nằm ở vị trí

đầu tiên đƣợc gọi là « I. Khái quát chung về khách hàng » trong đó nêu sơ lƣợc một số

thông tin chính giới thiệu về khách hàng nhƣ : tên doanh nghiệp, loại hình DN, tên tiếng Anh, tên viết tắt, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, giấy đăng ký kinh doanh, đại diện DN, vốn điều lệ… Theo đánh giá của tác giả, phần khái quát chung này khá sơ sài, chƣa sâu nên tiến hành tìm hiểu kỹ hơn về doanh nghiệp xin vay vốn qua một số nội dung sau :

- Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển, những thay đổi về cơ cấu sở hữu, cơ

chế quản lý, ban lãnh đạo, … có ảnh hƣởng lớn đến những mốc hoạt động của doanh nghiệp.

- Đánh giá sơ bộ vị thế, uy tín của Doanh nghiệp trên thị trƣờng.

- Mô tả và đánh giá mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự, hệ thống

quản lý hiện tại của Khách hàng.

Qua đó có thể rút ra một đánh giá tổng quát và sâu sắc về vị thế, cơ cấu tổ chức hoạt động, phƣơng châm chiến lƣợc của KH định vay vốn là gì, DN có uy tín trên thị trƣờng hay không, nguồn nhân lực chất lƣợng ra sao…

* Thẩm định năng lực quản trị điều hành của Ban lãnh đạo

Đây là một nội dung khá quan trọng sau khi có đƣợc một cái nhìn khái quát trong phần đánh giá chung về DN, về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của KH, bởi năng lực điều hành của nhà lãnh đạo có tầm ảnh hƣởng rất lớn tới trong quá trình tồn tại và phát triển đi lên của một doanh nghiệp.

103

- Tƣ cách đạo đức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, các chức vụ đã trải

qua, cách thức quản lý, khả năng nắm bắt thị trƣờng, uy tín trong giao dịch với bạn hàng và Ngân hàng của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

- Những biến động về nhân sự lãnh đạo của Doanh nghiệp, ai là ngƣời ra quyết

định thực sự tại doanh nghiệp.

- Những mối quan hệ giữa những ngƣời lãnh đạo (ngƣời thân, bạn bè, góp vốn

độc lập); mức độ hợp tác lẫn nhau; mức độ độc lập của việc ra quyết định; mức độ gắn bó với doanh nghiệp

Sau đó rút ra đánh giá cuối cùng về năng lực, trình độ quản trị điều hành của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

* Thẩm định năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng

Thẩm định những thông tin chung

- Kiểm tra sự phù hợp của ngành nghề kinh doanh hiện tại với ngành nghề ghi trong

đăng ký kinh doanh; và với định hƣớng chiến lƣợc về đầu tƣ tín dụng của NHNo.

- Vị thế và danh tiếng của Doanh nghiệp trên thị trƣờng; khả năng cạnh tranh và các

đối thủ cạnh tranh.

- Danh mục sản phẩm dịch vụ cung cấp.

- Chính sách khách hàng và chiến lƣợc kinh doanh trong thời gian tới.

Phân tích ngành nghề và môi trƣờng kinh doanh

- Cơ cấu ngành: có tính chất tập trung hay phân tán?

- Các yếu tố đặc trƣng của ngành: Sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm

trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc;, chính sách của Nhà nƣớc; đặc biệt cần tập trung hiểu rõ tính chu kỳ của ngành, đây là cơ sở để xác định chu kỳ đi lên hoặc xuống của doanh thu/dòng tiền.

- Nhu cầu thị trƣờng đối với sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cung cấp ; địa điểm

phân bố ; Tổng mức tiêu thụ trong nƣớc trong vài năm gần đây, tỷ lệ so với tổng năng lực sản xuất hoặc công suất thiết kế danh nghĩa của các nhà máy sản xuất trong nƣớc, tỷ lệ so với tổng sản lƣợng do tất cả các nhà máy trong nƣớc sản xuất và nhập khẩu.

- Xem xét các nguồn cung hiện tại so với nhu cầu/ thị trƣờng tiềm năng; . Nếu

phƣơng án là tiêu thụ trong nƣớc thì cần đánh giá nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập khẩu hàng hóa; Nếu là phƣơng án xuất khẩu thì cần đánh giá nhu cầu nhập khẩu của thị

104

trƣờng nƣớc ngoài và đánh giá vai trò, năng lực của các nƣớc đã xuất khẩu sang thị trƣờng này

- Mức độ tập trung, độc quyền của các nhà cung cấp trên thị trƣờng hiện tại.

- Phân tích các đối thủ cạnh tranh, hoạt động và triển vọng của khách hàng thông

qua phân tích mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức về 03 phƣơng diện thị trƣờng, sản phẩm dịch vụ và kênh phân phối)

Thẩm định năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng

Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào

- Danh sách nguyên vật liệu chính, các yếu tố đầu vào, nhu cầu để phục vụ sản xuất

hàng năm, tình hình cung cấp, sử dụng và những thay đổi về giá mua của nguyên vật liệu.

- Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào của thị trƣờng, mức độ phụ thuộc vào các

nhà cung cấp.

- Nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào từ thị trƣờng trong nƣớc hay nhập khẩu, các

chính sách đƣợc ƣu đãi

- Xu hƣớng biến động về giá cả và những yếu tố ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm.

- Đánh giá về uy tín và mối quan hệ với các đối tác nhằm đánh giá mức độ tin cậy

và vị thế của Doanh nghiệp.

Đánh giá năng lực sản xuất, trình độ công nghệ (Đối với doanh nghiệp sản xuất) Phương pháp/công nghệ sản xuất hiện tại

- Công nghệ sản xuất hiện tại của doanh nghiệp, ƣu nhƣợc điểm của công nghệ đó.

- Khả năng đáp ứng của công nghệ hiện tại đối với yêu cầu về mẫu mã, chất lƣợng,

số lƣợng sản phẩm

- Thực trạng máy móc thiết bị, nhà xƣởng hiện tại

Các điều kiện về sản xuất

- Những thay đổi về khả năng sản xuất và tỷ lệ sử dụng thiết bị

- Danh sách và chủng loại các sản phẩm có thể sản xuất

- Chi phí đầu vào cho sản xuất, số lƣợng nhân công vận hành, số giờ sản xuất ảnh

hƣởng đến hiệu quả sản xuất.

- Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thay đổi nhu cầu, cách quản lý, số lƣợng hàng tôn

105

- Công suất vận hành hiện tại của dây chuyền máy móc/ thiết bị: Nếu luôn đạt mức

công suất thiết kế thì cần xem tuổi thọ của dây chuyền/ thiết bị, nếu công suất thƣờng xuyên ở mức dƣới 60% cần chú ý xem xét nguyên nhân là do ít đơn đặt hàng hay do chất lƣợng của dây chuyền công nghệ.

Thẩm định hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm

- Phƣơng thức phân phối của doanh nghiệp, cách thức tổ chức, các hoạt động bán

hàng trực tiếp hay thông qua các đại lý.

- Xác định quy mô, địa điểm phân bố, khả năng đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản

xuất kinh doanh của mạng lƣới phân phối đang áp dụng.

Với những doanh nghiệp xuất khẩu cần phân tích

- Những thay đổi về số lƣợng xuất khẩu khách hàng theo từng nƣớc, vùng và từng

sản phẩm

- Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trên tổng doanh thu

- Môi trƣờng kinh doanh, các nhân tố ảnh hƣởng tới sự thay đổi về xuất khẩu

- Phƣơng thức xuất khẩu (trực tiếp hoặc qua uỷ thác)

- Những thay đổi về giá xuất khẩu, so sánh với giá trong nƣớc

- Phƣơng pháp, các điều kiện thanh toán, sự hỗ trợ từ chính phủ, cạnh tranh quốc tế,

những thay đổi các chi phí về thuế quan của các nƣớc nhập khẩu, chính sách xuất khẩu và các dự báo tƣơng lai.

Kết quả: CBTD xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có phù hợp với xu thế hiện tại và tƣơng lai, khả năng phát triển thị trƣờng và khả năng cạnh tranh từ đó đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp để có quyết định cho việc cấp tín dụng một cách chính xác.

* Khi thẩm định PASXKD/DAĐT cần phân tích sâu hơn các rủi ro liên quan

Đối với PASXKD, các rủi ro có thể đề cập đến như:

Đối với mỗi PA có thể phát sinh những rủi ro khác nhau. Tuỳ tình hình thực tế, CBTD đánh giá các rủi ro khác nhau theo những dự án khác nhau. Các rủi ro có thể đề cập đến nhƣ: Rủi ro về thị trƣờng, Rủi ro kinh tế vĩ mô...

Các rủi ro liên quan đến việc thực hiện DAĐT như: Rủi ro về tiến độ thực hiện (đối với những dự án xây dựng), rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì; Rủi ro về thị trƣờng; Rủi ro về môi trƣờng và xã hội; Rủi ro kinh tế vĩ mô (Rủi ro về tỷ giá hối đoái,

106

Rủi ro về lãi suất, Rủi ro lạm phát…); Rủi ro chính sách; Những thay đổi bất lợi về chính sách: các quy định mới về thuế, hạn chế về chuyển tiền, sự thay đổi trong các quy định của Luật, Nghị quyết, Nghị định và các chế tài khác có liên quan tới dòng tiền của Dự án.Và các yếu tố khác liên quan theo đặc thù của dự án kinh doanh...

* Các chỉ tiêu quy định xếp loại khách hàng trong hệ thống còn ít và chƣa đầy đủ

Hiện nay, Agribank căn cứ xếp loại KH theo văn bản số 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Theo đó, CBTD đánh giá và xếp loại KH theo 05 tiêu chí: lợi nhuận, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất tự tài trợ, dƣ nợ xấu tại NH và tình hình chấp hành pháp luật của DN. Năm chỉ tiêu là khá ít và chƣa đầy đủ, theo tác giả, để đƣa ra kết luận xếp hạng DN, cần phải có một hệ thống các chỉ tiêu. Trong đó, có thể chia ra làm 2 nhóm chỉ tiêu chính:

Nhóm chỉ tiêu tài chính:

Nhóm chỉ tiêu này bao gồm:

+ Quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu so với ngành, lĩnh vực tham gia hoạt động + Doanh thu thuần 02 năm gần nhất

+ Các chỉ tiêu thanh khoản, hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu thu nhập + Chỉ tiêu về dòng tiền của DN

+ Số lần mất khả năng thanh toán trong vòng 24 tháng, 12 tháng, 6 tháng qua + Nợ xấu tại NHNo, nợ quá hạn trong quá khứ & trong thời gian vừa qua...

Nhóm chỉ tiêu phi tài chính:

+ Triển vọng ngành, uy tín và danh tiếng của DN

+ Vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng, số lƣợng đối thủ cạnh tranh + Chính sách nhà nƣớc liên quan đến lĩnh vực hoạt động của DN

+ Tổng số lao động

+ Năng lực quản trị của ban lãnh đạo, kinh nghiệm trong ngành/lĩnh vực kinh doanh chính của TGĐ/GĐ doanh nghiệp, thời gian làm việc của TGĐ/GĐ trong doanh nghiệp

+ Môi trƣờng kiểm soát nội bộ

+ Chiến lƣợc, tầm nhìn trong kinh doanh của DN trong thời gian tới + Sự phụ thuộc của DN vào nhà cung cấp, khách hàng nhƣ thế nào + Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác theo yêu cầu của NHNo...

107

* Hệ thống tra cứu thông tin nội bộ trên IPCAS chƣa đƣợc hoàn thiện

Khi truy cập mã KH tại Chi nhánh xin vay, hệ thống thông tin chƣa liên kết đƣợc với các Chi nhánh khác cùng cho vay KH này. Dẫn đến hiện tƣợng, KH có nợ xấu tại Chi nhánh khác nhƣng CBTD không hay biết hoặc đang có dƣ nợ vƣợt mức hạn mức tối đa đƣợc phép cho vay đối với một khách hàng tại NHNo khiến cho đánh giá về khách hàng còn chƣa chính xác.

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)