Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 96)

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trên đây, công tác thẩm định cho vay vẫn còn một số hạn chế cần sớm đƣợc hoàn thiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng:

Thứ nhất: Công tác tổ chức thẩm định cần được hoàn thiện nữa về chiều sâu

Tại Trụ sở chính NHNoVN, tuy đã có sự chuyên môn hóa công tác cho vay theo đối tƣợng khách hàng và có sự tách bạch giữa chức năng quản lý tín dụng với chức năng xem xét, phê duyệt cho vay. Tuy nhiên, vai trò định hƣớng, quản lý đầu tƣ tín dụng của các phòng chức năng thông qua việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách vẫn chƣa đƣợc thể hiện rõ nét, chủ yếu vẫn là xử lý sự vụ.

Tại các Chi nhánh NHNo, số lƣợng các cán bộ chuyên trách là khá ít, khi nhận đƣợc bất kỳ một bộ hồ sơ vay vốn, trƣởng phòng tín dụng thƣờng giao việc theo khối lƣợng công việc các cán bộ đang xử lý và rất ngẫu nhiên, không có sự phân công rõ ràng các cán bộ làm về các mảng lĩnh vực cụ thể nhƣ: thủy điện, xi măng, xây lắp... khiến cho chất lƣợng công việc chƣa cao, chƣa có am hiểu chuyên sâu về một mảng lĩnh vực thẩm định nào đó.

Thứ hai:Quy trình thẩm định cho vay chưa hoàn chỉnh

Mặc dù quy trình thẩm định của NHNoVN tƣơng đối đầy đủ về nội dung, trình tự, phƣơng pháp thực hiện và các chỉ tiêu thẩm định song do phƣơng pháp thẩm định không đƣợc qui định thống nhất giữa các đơn vị trong hệ thống dẫn đến các số liệu đƣợc đƣa vào tính toán còn không thống nhất, thậm chí các công thức tính toán các chỉ

90

tiêu còn áp dụng sai, làm bóp méo các chỉ tiêu quan trọng, có ý nghĩa quyết định tính hiệu quả của dự án, đồng thời gây khó khăn cho Trụ sở chính NHNoVN khi tiến hành tái thẩm định dự án. Nhiều trƣờng hợp Trụ sở chính phải thẩm định lại từ đầu do hồ sơ chi nhánh thẩm định không đầy đủ, chính xác.

Thứ ba: Về nội dung thẩm định

Mặc dù tất cả các dự án xin vay vốn gửi đến đều đƣợc Ngân hàng tiến hành thẩm định song chất lƣợng thẩm định chƣa cao, nhiều khi chỉ mang tính hình thức, thủ tục, chƣa đi sâu vào đánh giá một cách khách quan, toàn diện các khía cạnh của dự án, đặc biệt là những dự án vay vốn theo chỉ định của Nhà nƣớc thông qua Ngân hàng.

Phần đánh giá về khách hàng vay vốn còn quá chung chung sơ sài, hiện nay NHNo chỉ sử dụng tiêu chí đánh giá năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự là chƣa đầy đủ. Khi tiến hành thẩm định về khách hàng, CBTD cần tìm hiểu sâu hơn nữa về: quá trình hình thành, phát triển, những thay đổi về cơ cấu sở hữu, cơ chế quản lý, ban lãnh đạo… Đánh giá sơ bộ vị thế, uy tín của Doanh nghiệp trên thị trƣờng. Mô tả và đánh giá mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự, hệ thống quản lý hiện tại của Khách hàng. Qua đó có thể rút ra một đánh giá tổng quát và sâu sắc về vị thế, cơ cấu tổ chức hoạt động, phƣơng châm chiến lƣợc của KH định vay vốn là gì, DN có uy tín trên thị trƣờng hay không, nguồn nhân lực chất lƣợng ra sao…

Các tiêu chí đánh giá, xếp loại khách hàng còn khá ít và chƣa đầy đủ. Hệ thống thông tin nội bộ IPCAS của NHNoVN chƣa đƣợc hoàn thiện, liên kết dữ liệu giữa các Chi nhánh trong hệ thống về một khách hàng là chƣa cao, thiếu chính xác.

Trong quá trình thẩm định, mức độ đánh giá đƣợc các rủi ro có thể xảy ra đối với phƣơng án còn thấp, mới chỉ dừng lại ở đánh giá hình thức, qua loa, lấy lệ, chƣa mang tính khoa học cao.

Việc xây dựng và cập nhận thông tin chƣa đƣợc triển khai đúng mức, số lƣợng kênh thông tin còn hạn chế, hay các thông tin phản ánh chƣa đƣợc đầy đủ, còn thiếu tin cậy và chƣa kiểm tra đƣợc, nhất là các thông tin liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung thẩm định cũng nhƣ cách tính toán các chỉ tiêu chƣa thống nhất trong

toàn hệ thống. Các nội dung thẩm định DA nói chung, thẩm định tài chính DA nói riêng

91

của các chi nhánh thƣờng quá sơ sài, nhiều trƣờng hợp còn bị động, sao chép từ chính DA của khách hàng. Đối với hầu hết các DA do TSC tái thẩm định, nhiều nội dung phải thực hiện từ đầu hoặc yêu cầu chi nhánh thẩm định bổ sung. Điều này vừa làm chậm tiến độ xử lý công việc, vừa tốn kém và trong nhiều trƣờng hợp làm ảnh hƣởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng.

Thứ tư: Chất lượng công tác thẩm định không đồng đều trong toàn hệ thống

Chất lƣợng công tác thẩm định DA không đồng đều trong toàn hệ thống. Tại Trụ sở chính và một số Chi nhánh, công tác thẩm định đƣợc thực hiện rất nghiêm túc, nội dung tờ trình thẩm định có chất lƣợng cao, đánh giá đƣợc những điểm cơ bản về hiệu quả và những rủi ro đối với PA/DA. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng tại nhiều Chi nhánh kết quả thẩm định còn bị động sao chép số liệu của PA/DA mà thiếu sự phân tích, đƣa ra nhận định trên giác độ ngân hàng.

Thẩm định năng lực tài chính khách hàng, hiệu quả của PA/DA còn khá sơ sài phổ biến ở các Chi nhánh, thiếu các giấy tờ pháp lý doanh nghiệp hoặc hồ sơ pháp lý chƣa đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ nhƣng không yêu cầu khách hàng bổ sung để thẩm định.

Không đánh giá đƣợc tính khả thi của vốn chủ sở hữu tham gia vào PA/DA nên thực tế vốn chủ sở hữu thấp hơn nhiều so với đăng ký ban đầu; không có sự so sánh, đối chiếu số liệu nên không phát hiện đƣợc sự bất hợp lý trong khi thẩm định.

Thẩm định mức vốn tự có tham gia vào PA/DA không đảm bảo tỷ lệ theo quy định nhƣng vẫn phê duyệt cho vay dẫn đến rủi ro mất vốn cao cho ngân hàng.

Nhầm lẫn trong việc xác định chủ thể vay vốn dẫn đến tình trạng khách hàng lợi dụng để vay vốn hộ cho nhau xảy ra ở nhiều Chi nhánh trong hệ thống.

Thứ năm: Các qui định về biện pháp đảm bảo tiền vay chưa được thực hiện nghiêm túc

Việc thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay với các khách hàng rất sơ sài, nhiều khi là cảm tính, đặc biệt là các khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm, khách hàng VIP, có quan hệ mật thiết với lãnh đạo.... Nhiều khách hàng không đủ điều kiện về vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án, về độ tín nhiệm nhƣng vẫn thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành bằng vốn vay hoặc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản. Khi tài sản đã hình thành thì không làm lại Hợp đồng thế chấp, cầm cố qua công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định.

92

Nhiều tài sản chƣa đủ điều kiện để thế chấp, cầm cố hoặc chƣa chuyển quyền sở hữu, chƣa nộp thuế trƣớc bạ nhƣng vẫn nhận thế chấp.

Không kiểm tra thực tế về tài sản thế chấp có thuộc sở hữu của khách hàng vay hay không mà vẫn định giá dẫn đến rủi ro do khách hàng làm giả các giấy tờ.

Thứ sáu: Số lượng cán bộ thẩm định tốt nghiệp đúng chuyên ngành chưa cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kiểm tra thực tế tại các Chi nhánh, tỷ lệ cán bộ tin dụng tốt nghiệp đại học là rất cao, song trong số đó tốt nghiệp đúng chuyên ngành về tài chính, ngân hàng còn khá khiêm tốn. Dẫn đến tình trạng, trong các báo cáo thẩm định, một số chỉ tiêu tài chính, tính toán hiệu quả của PA/DA còn chƣa chính xác, chƣa hiểu đúng bản chất các chỉ tiêu... dẫn đến kết quả thẩm định không chính xác và chất lƣợng thẩm định kém hiệu quả.

2.3.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan

Về phía Ngân hàng:

(1) Quy trình chưa hoàn thiện: Do áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc

ngân hàng phải “nới lỏng” một số tiêu chí trong quy trình thẩm định, nhất là các dự án đối với những khách hàng đƣợc coi là đặc biệt. Ngoài ra, việc thiếu quy định thống nhất về và phƣơng pháp thẩm định và một số chỉ tiêu, nội dung thẩm định trong toàn hệ thống còn dẫn đến tình trạng nội dung thẩm định của các Chi nhánh thƣờng sơ sài, rập khuôn, thông tin cung cấp không đầy đủ, nhiều trƣờng hợp khi tiến hành tái thẩm định, TSC phải thực hiện thẩm định lại từ đầu, vừa tốn thời gian, vừa gây khó khăn cho khách hàng. Bên cạnh đó, do thiếu quy định thống nhất nên việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của DA của mỗi cán bộ thẩm định tại các chi nhánh cũng thực hiện không giống nhau dẫn đến việc lựa chọn DA để cho vay nhiều khi không chính xác. Mặt khác, nhiều Chi nhánh không tuân thủ hoặc không chấp hành đầy đủ các quy định liên quan đến chế độ, thể lệ cho vay do Nhà nƣớc, NHNN và NHNoVN quy định. Thực tế đã chứng minh, hầu hết các món nợ xấu phát sinh ít nhiều đều có liên quan đến việc thực hiện không đầy đủ các quy định về cho vay, đầu tƣ.

(2)Cơ chế, công tác tổ chức thẩm định:

93

Do chƣa có sự chuyên môn hoá các lĩnh vực chuyên sâu nên trình độ, sự hiểu biết về lĩnh vực PA/DA xin vay vốn còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, yêu cầu về trình độ của công tác thẩm định và công tác theo dõi, quản lý khoản cho vay là khác nhau, việc bố trí cán bộ tín dụng làm công tác thẩm định làm giảm hiệu quả công tác thẩm định. Các cán bộ thẩm định không phải chỉ là ngƣời có hiểu biết sâu về nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải là ngƣời rất am hiểu về các ngành kỹ thuật. Hiện nay hầu hết các PA/DA do NHNo Việt Nam tái thẩm định đều thuộc đối tƣợng khách hàng là doanh nghiệp lớn. Việc phân công cán bộ tín dụng phụ trách 1 số Chi nhánh và thẩm định các DA do Chi nhánh trình thay vì chuyên môn hóa theo ngành kinh tế kỹ thuật là chƣa hợp lý, bởi lẽ công tác thẩm định đòi hỏi ngoài kíên thức chuyên môn về ngân hàng còn phải có kiến thức, kinh nghiệm nhất định về ngành kinh tế kỹ thuật của DA.

Vai trò điều hành, quản lý của TSC NHNo Việt Nam chưa thực hiện

đúng mức:

Các Ban Tín dụng TSC chƣa thực sự thực hiện vai trò điều hành, quản lý thông qua việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, quy trình rõ ràng cụ thể, đầy đủ và thống nhất, xây dựng hệ thống thông tin nhiều chiều và cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ mà vẫn còn mang tính chất xử lý sự vụ.

(3) Từ phía cán bộ tín dụng:

Thứ nhất, số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định là không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định:

Mặc dù trong những năm gần đây, NHNoVN đã chú trọng hơn đến việc tăng cƣờng số lƣợng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, tổ chức tập huấn và đào tạo lại cán bộ dƣới nhiều hình thức, cán bộ thẩm định đều có trình độ đại học trở lên song vẫn còn nhiều điều bất cập sau:

Số lƣợng cán bộ tín dụng hiện nay là quá ít so với yêu cầu công việc. Điều này tạo ra tình trạng quá tải kéo dài đối với các cán bộ, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả công tác thẩm định. Việc phân công cán bộ tín dụng phụ trách cho vay dự án chƣa hợp lý, khoa học. Hiện nay, mỗi cán bộ tín dụng thƣờng đƣợc phân công phụ trách một số chi nhánh (tại Trụ sở chính) hoặc khách hàng cố định (tại Chi nhánh) mà không chuyên sâu theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế. Nhƣ vậy sẽ gây khó khăn cho việc thu thập và xử lý thông tin tín dụng bởi một cán bộ thẩm định dù giỏi đến đâu cũng khó có

94

thể hiểu biết sâu về mọi lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế. Mặt khác, việc thẩm định nhƣ vậy có thể không đảm bảo tính khách quan, thƣờng gây ra chủ quan, buông lỏng đối với các khách hàng truyền thống.

Ngân hàng chƣa có đƣợc một đội ngũ cán bộ thẩm định thực sự có kinh nghiệm chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Nhiều dự án có nội dung kinh tế kỹ thuật rất phức tạp trong khi cán bộ thẩm định không có đủ hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn đó dẫn đến kết quả thẩm chƣa cao. Trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ tín dụng còn hạn chế, do đó gặp phải không ít khó khăn trong một số dự án, trong việc tham khảo kinh nghiệm thẩm định của nƣớc ngoài.

Chất lƣợng đội ngũ cán bộ thẩm định đƣợc xem xét trên 2 giác độ: trình độ chuyên môn và tƣ cách đạo đức.

Trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định không đồng đều, nhất là giữa TSC và các chi nhánh. Đội ngũ cán bộ thẩm định tại TSC hầu hết là những ngƣời có trình độ chuyên môn tốt, đƣợc đào tạo khá bài bản và thƣờng xuyên đƣợc đào tạo cập nhật kiến thức. Trong khi đó, nhiều cán bộ thẩm định tại các Chi nhánh đƣợc đào tạo từ cơ chế kinh tế cũ, trình độ chuyên môn hạn chế. Bên cạnh đó, kinh nghiệm thực tế của các cán bộ thẩm định cũng không đồng đều. Một số cán bộ trẻ đƣợc đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn tốt nhƣng thiếu lại kinh nghiệm do đó những kết luận thẩm định nhiều khi mang tính chất lý luận, lý thuyết, thiếu thực tế.

Về tƣ cách đạo đức: Xuất phát từ việc chƣa chuyên môn hóa chức năng thẩm định và chức năng theo dõi, giám sát khoản cho vay, cán bộ tín dụng đồng thời cũng là cán bộ thẩm định trong khi chính sách khuyến khích và chế tài xử lý vi phạm chƣa hợp lý nhƣ hiện nay là một trong những nguyên nhân gây ra tiêu cực trong khâu thẩm định và quyết định cho vay.

Thứ hai, sự tha hoá, biến chất của một số cán bộ thẩm định tín dụng: họ vì mục đích cá nhân mà đã làm sai lệch kết quả thẩm định. Dẫn đến kết quả thẩm định không cao và tiềm ẩn rủi ro lớn đối với chi nhánh.

Thứ ba, chính sách động viên khuyến khích, cơ chế, chế tài xử lý vi phạm chưa

hợp lý: Theo chính sách của Ngân hàng hiện nay thì lƣơng của cán bộ tín dụng và của

95

cán bộ tín dụng lớn hơn rất nhiều. Điều này hạn chế động lực khuyến khích đối với cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

(4) Hệ thống thông tin nội bộ:

Nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định chưa phong phú, chất lượng thông tin

còn thấp, chưa có các nguồn thông tin được cung cấp mang tính chuyên nghiệp: Khâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác tín dụng là thu thập thông tin, số liệu. Những thông tin về kỹ thuật và thị trƣờng không chính xác sẽ dẫn đến kết quả thẩm định tài chính không chính xác. Tại TSC NHNo Việt Nam, nguồn thông tin sử dụng để thẩm định các PA/DA chủ yếu là từ khách hàng cung cấp và nguồn thông tin do Chi nhánh cung cấp. Đối với thông tin do khách hàng cung cấp, do trong nhiều trƣờng hợp, Ngân hàng thiếu các thông tin để đối chiếu, so sánh nên chấp nhận sử dụng mà không đánh giá mức độ tin cậy của thông tin. Đối với thông tin do Chi nhánh cung cấp, do trình độ của các cán bộ thẩm định tại Chi nhánh không đồng đều nên độ chính xác của các thông tin này nhiều khi không cao. Trong khi đó, cán bộ thẩm định

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 96)