Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 48)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng

Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 31/08/1995, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập

Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo.

Ngày 15/11/1996, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà

nƣớc Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.

Tháng 2 năm 1999, Chủ tịch Quản trị ban hành Quyết định số 234/HĐQT-08 về

quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tập trung thanh toán quốc tế về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam ( Sở giao dịch đƣợc thành lập thay thế Sở giao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao dịch là đấu mối vốn cả nội và ngoại tệ của toàn hệ thống) Sở Giao dịch II không làm đầu mối thanh toán quốc tế. Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch. Tất cả các chi nhánh đều nối mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch. Các chi nhánh tỉnh thành phố đều đƣợc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại. Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trƣờng trong nƣớc, NHNo tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhận đƣợc sự tài trợ của các tố chức tài chính tín dụng quốc tế nhƣ WB, ADB, IFAD, ngân hàng tái thiết Đức… trong việc đổi mới công nghệ, đào tạo nhân viên, tiếp nhân và triển khai có hiêu quả có hiệu quả 50 Dự án nƣớc ngoài với tổng số vốn trên

42

1300 triệu USD chủ yếu đầu tƣu vào khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ngoài hệ thống thanh toán quốc tế qua mang SWIFT, NHNoVN đã thiết lập đƣợc hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động ATM trong toàn hệ thống.

Năm 2001, Agribank triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lƣợng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế, đổi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cƣờng đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại. Bên cạnh việc mở rộng kinh doanh trên thị trƣờng trong nƣớc, năm 2002 Agribank tiếp tục tăng cƣờng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức trên toàn thế giới. Đến cuối năm 2002, NHNoVN là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc NHNoVN là thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA.

Năm 2003, Agribank đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấu nhằm đƣa

hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam phát triển với quy mô lớn chất lƣợng hiệu quả cao với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, đƣợc Chủ tịch nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 226/2003/QD/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ câu giai đoạn 2001- 2010, Ngân hàng Nông nghiệp đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tình hình tài chính đã đƣợc lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồn động. Mô hình tổ chức từng bƣớc đƣợc hoàn thiện nhằm tăng cƣờng năng lực quản trị điều hành. Bộ máy lãnh đạo từ trung ƣơng đến chi nhánh đƣợc củng cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh doanh đƣợc mở rộng hơn.

Đến cuối năm 2005, vốn tự có của Agribank đạt 7.702tỷ VND, tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân viên (chiếm 40% tổng số cán bộ công nhân viên toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo.

43

Từ năm 2006, bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mới NHNo&PTNT VN (Agribank) thực sự khởi sắc. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tƣơng đƣơng với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dƣ nợ. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần nhƣ hoàn toàn là vốn huy động.

Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đƣờng 20 năm xây dựng và trƣởng thành của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trƣơng của Đảng, Chính phủ. Toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ƣu tiên, đó là: Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trƣờng tài chính nông thôn, luôn là ngƣời bạn đông hành thủy chung tin cậy cuả 10 triệu hộ gia đình; đảy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm , nâng cao chất lƣợng dịch vụ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đảm bảo các lợi ích của ngƣời lao động và phát triển thƣơng hiệu- văn hóa Agribank.

Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank đạt xấp xỉ 470.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2008; tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dƣ nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 242.062 tỷ đồng. Agribank vinh dự đƣợc đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thƣởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thƣơng hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thƣơng công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500.

Ngày 30/01/2011, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành quyết định số

214/QĐ-NHNN về việc chuyển đổi NHNo&PTNT Việt Nam thành Công ty TNHH 1TV do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu.

2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức

Tính đến ngày 31/12/2010, Agribank có tổng số 35.135 cán bộ, viên chức, trong đó:

44

Bảng 2.1: Nguồn nhân lực tại NHNo&PTNT Việt Nam

Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ % Tiến sỹ 46 0,13% Thạc sỹ 562 1,6% Đại học 23.802 67,74% Cao đẳng/Trung cấp 1.598 4,55% Khác 9.127 25,98% Tổng số 35.135 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2010)

Hiện Agribank có 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch đƣợc kết nối trƣ̣c tuyến với số lƣợng khách hàng đông đảo với trên 10 triệu hộ nông dân và 30 nghìn doanh nghiệp. Ngoài 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, Agribank hiện có 8 công ty trực thuộc, đó là: Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty cho thuê Tài chính II (ALC II), Tổng Công ty Vàng Agribank (AJC), Công ty In thƣơng mại và dịch vụ, Công ty Cổ phần chứng khoán (Agriseco), Công ty Du lịch thƣơng mại (Agribank tours), Công ty Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh (VJC), Công ty Cổ phẩn bảo hiểm (ABIC).

Ngoài ra, Agribank đã thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với 1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, mới đây Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA (Campuchia), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công thƣơng Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng nhƣ các bên tham gia.

45

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của NHNo&PTNT Việt Nam nhƣ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại NHN0&PTNT Việt Nam

(Nguồn: www.agribank.com.vn)

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh

2.1.3.1. Chiến lược kinh doanh

* Khẳng định vai trò, vị trí tiên phong trong việc thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, tiền tệ của Chính phủ, NHNN: Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể và chỉ đạo toàn hệ thống triển khai

46

thực tốt nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ, chỉ thị 02/CT-NHNN của NHNN về các giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế 6,5%.

* Đổi mới và tăng cường công tác quản lý điều hành kế hoạch kinh doanh từ Trụ sở chính đến các Chi nhánh nhằm bảo đảm cân đối sử dụng vốn an toàn, linh hoạt, nâng

cao hiệu quả kinh doanh: Kế hoạch đƣợc xây dựng từ cơ sở, sát với thực tế, gắn chặt

giữa kế hoạch, tín dụng và thanh toán; Quán triệt nguyên tắc trong điều hành kinh doanh “có tăng trƣởng nguồn vốn ổn định mới dƣợc tăng trƣởng dƣ nợ và bảo đảm thanh khoản tại từng Chi nhánh”; Chấp hành nghiêm túc, kỷ cƣơng trong quản lý điều hành kế hoạch và xử lý các vi phạm theo qui định hiện hành. Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ tăng trƣởng tín dụng trên cơ sở nguồn vốn huy động tăng trƣởng, quản lý danh mục dự án đầu tƣ để bảo đảm cân đối vốn cho các dự án đã đƣợc phê duyệt và cam kết giải ngân. Thƣờng xuyên theo dõi biến động nguồn vốn, chủ động cân đối, điều hòa sử dụng vốn linh hoạt phù hợp từng địa bàn, nâng cao tỷ lệ an toàn vốn và hiệu quả kinh doanh. Công tác quản lý kế hoạch đã có nhiều chuyển biến tích cực.

* Tập trung các biện pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động và bảo đảm an

toàn thanh khoản là mục tiêu hàng đầu: Chỉ đạo toàn hệ thống tập trung làm tốt công

tác huy động nguồn vốn tại địa phƣơng, thực hiện đa dạng nguồn vốn và đa dạng các sản phẩm, các hình thức huy động vốn, chú trọng nguồn vốn ổn định từ dân cƣ và TCKT. Kết quả nguồn vốn huy động từ khách hàng năm 2010 tăng 16,5%, tiền gửi dân cƣ tăng gần 25,5%, tăng cao gần 3 lần tốc độ tăng trƣởng bình quân nguồn vốn. Tổ chức tốt nhiều đợt huy động vốn dự thƣởng nhằm thu hút nguồn vốn. Thực hiện điều hành lãi suất huy động vốn và cho vay theo hƣớng chủ động linh hoạt, phù hợp với thị trƣờng để đảm bảo khả năng cạnh tranh trên từng địa bàn.

* Tăng trưởng tín dụng phù hợp, tập trung ưu tiên bảo đảm đủ vốn cho nông nghiệp nông thôn, kiểm soát chặt chẽ cho vay bất động sản, chứng khoán và nâng cao chất lượng tín dụng: Thực hiện đầu tƣ tín dụng có trọng điểm, chọn lọc khách hàng, thực hiện tốt các chƣơng trình của Chính phủ, bảo đảm đủ vốn cho nông nghiệp nông thôn: Lƣơng thực, café, cá tra, basa, sản xuất mùa vụ, xuất khẩu,… cho vay khắc phục lũ lụt tại các tỉnh Miền Trung; Sử dụng tốt nguồn vốn vay tái cấp từ NHNN 17.000 tỷ, đã phân bổ chỉ tiêu vốn cho Nông nghiệp, nông thôn 22.732 tỷ, đồng thời chỉ đạo Sở giao

47

dịch, Chi nhánh loại 1, 2 thực hiện giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn vay tái cấp vốn theo yêu cầu của NHNN; Tổ chức ký thỏa thuận hợp tác với Hội nông dân Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam để triển khai thực hiện tốt Nghị định 41 của Chính phủ về Chính sách phục vụ Nông nghiệp, Nông thôn; Tiến hành kiểm tra, đánh giá, phân tích chất lƣợng tín dụng trong toàn hệ thống. Tổ chức rà soát, kiểm tra, giám sát các chi nhánh có nợ xấu cao trên 5%, kiểm soát chặt chẽ đối với chi nhánh có nợ xấu trên 10%. Tổ chức kiểm tra các chi nhánh có nợ xấu cao trên 2 địa bàn TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; Chỉ đạo kiên quyết các giải pháp nhằm giảm thấp tỷ lệ nợ xấu. Thành lập Ban chỉ đạo, tổ thu hồi nợ xấu và có các biện pháp khen thƣởng và kỷ luật để xử lý nợ xấu đồng thời triển khai tích cực các biện pháp xử lý nợ, thực hiện cơ cấu lại nợ đối với Tập đoàn Vinashin theo chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN, xử lý đối với các khoản nợ của ALC.

2.1.3.2. Kết quả đạt được

* Tình hình thực hiện Kế hoạch kinh doanh năm 2010

Bảng 2.2: Tình hình kinh doanh năm 2010

STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện 31/12/201 0 (+, -) BQKH 1. Nguồn vốn huy động 17%- 19% 9,4% -8,4% 2. Tăng trƣởng dƣ nợ nền kinh tế 13% - 15% 17,1% +3,1% 3. Tỷ trọng Dƣ nợ/Tổng nguồn vốn 80% 87,3% +7,3% 4. Tỷ trọng dƣ nợ trung, dài hạn/TDN 40% 38,9% -1,1% 5. Tỷ lệ nợ xấu <3% 3,75% +0,75%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010)

48 0 100000 200000 300000 400000 500000 305671 375033 434331 474941 2007 2008 2009 2010 Đơn vị: tỷ đồng

Biểu 2.1: Tổng nguồn vốn qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2007 – 2010)

Tổng nguồn vốn đến 31/12/2010 đạt 474.941 tỷ đồng, tăng 40.610 tỷ đồng (tăng 9,4%) so với đầu năm. Trong đó nguồn vốn huy động nội tệ đạt: 422.383 tỷ đồng, tăng 44.716 tỷ đồng (tăng 11,8%) so đầu năm, vốn huy động ngoại tệ (quy VNĐ) đạt: 52.558 tỷ đồng, giảm 4.106 tỷ đồng (giảm 7,2%) so đầu năm.

* Tổng Dƣ nợ cho vay và đầu tƣ vốn:

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2007 – 2010)

Tổng dƣ nợ cho vay (bao gồm cả cho vay TCTD và Công ty trực thuộc) là 455.760 tỷ đồng, tăng 60.779 tỷ đồng so với 31/12/2009, tốc độ tăng 15,4%. Trong đó, dƣ nợ cho vay nền kinh tế tính đến 31/12/2010 đạt 414.755 tỷ đồng, tăng 60.643 tỷ đồng (tăng

0 100000 200000 300000 400000 500000 2007 2008 2009 2010 246118 294697 354112 414755

49

17,1%) so đầu năm. Tỷ lệ dƣ nợ so với tổng nguồn vốn 87,3%. Tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ lệ 3,75% dƣ nợ cho vay, tăng 6.309 tỷ đồng (tỷ lệ nợ xấu tăng 1,3%) so với đầu năm.

* Hoạt động dịch vụ:

Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại

Thanh toán quốc tế: Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 8.790 triệu

USD (giảm 9,4%) so năm 2009, trong đó: Doanh số thanh toán hàng xuất đạt 4.576 triệu USD (giảm 7,1%), doanh số thanh toán hàng nhập đạt 4.212 triệu USD (giảm 11,3%). Thu phí dịch vụ đạt 368 tỷ VNĐ tăng 57,5% so với năm 2009.

Kinh doanh ngoại tệ: Tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 10.970 triệu USD,

giảm 8,56%; Trong đó : Doanh số mua vào : 5.502 triệu USD , doanh số bán ra : 5.468 triệu USD. Tổng số lãi tƣ̀ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 483 tỷ đồng, tăng 173% so với năm 2009.

Kiều hối: Tổng doanh số chi trả kiều hối 864 triệu USD (tăng 20,8%) so với

cùng kỳ năm trƣớc. Tổng phí thu đƣợc 4,1 triệu USD (tăng 28%) so với năm trƣớc.

Vay vốn tài trợ thương mại: Doanh số vay tài trợ thƣơng mại từ các ngân hàng

nƣớc ngoài trong năm 2010 (quy đổi) là 31,2 triệu USD, trong đó chủ yếu là các khoản vay đồng JPY, dƣ nợ tính đến ngày 31/12/2010 còn 21,7 triệu USD.

Thanh toán biên mậu: Doanh số thanh toán biên mậu đạt 24.659 tỷ đồng, tăng

76% so với năm 2009. Thu phí thanh toán biên mậu đạt 27,3% tỷ, tăng 82% so với đầu năm.

Dự án ngân hàng phục vụ và ủy thác đầu tư: Khai thác thành công 15 dự án với

tổng số tiền 1,1 tỷ USD trong năm 2010.

 Mở rộng hợp tác quốc tế với các định chế tài chính, lần đầu tiên thành lập chi

nhánh NHNo tại nƣớc ngoài (Campuchia).

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)