Chất lƣợng thẩm định tín dụng qua các tiêu chí cơ bản

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 86)

2.2.3.1. Nhóm tiêu chí liên quan đến việc xây dựng hệ thống quy trình, phương

pháp và việc thực hiện nội dung quy trình

Qua phân tích ở trên, có thể thấy NHNoVN đã xây dựng cho mình một quy trình thẩm định tƣơng đối bài bản áp dụng chung cho toàn hệ thống với phƣơng pháp thẩm định kết hợp cả hai phƣơng pháp định lƣợng và định tính. Nội dung thẩm định hiện tại bao gồm 05 vấn đề lớn nhƣ sau:

(1) Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của KH (2) Thẩm định năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh của KH

(3) Phân tích tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng (TCTD) và chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng

(4) Thẩm định PAKD/DA đầu tƣ

(5) Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay

Tóm lại, ta có thể tóm tắt bảng đánh giá tổng kết nhóm tiêu chí nhƣ sau:

STT Tiêu chí Đánh giá Kết quả

1 Ngân hàng có hay không có

phương pháp thẩm định tín dụng

a Có

2 Ngân hàng có hay không có quy trình thẩm định tín dụng

a Có

3 Ngân hàng có hay không thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng

a Có

4 Ngân hàng có hay không thẩm

định mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng có hợp pháp hay không

a Có

5 Ngân hàng có hay không thẩm

định khả năng tài chính doanh nghiệp

a Có

80

định tính hiệu quả, khả thi trong thẩm định phương án/dự án huy động vốn

7 Sự đầy đủ, thuyết phục trong các

ước lượng về các yếu tố đầu vào, đầu ra để xác định hiệu quả của phương án, dự án kinh doanh

c Chƣa thuyết phục

8 Mức độ đánh giá được các rủi ro

có thể xảy ra

c Chỉ đánh giá hình thức

2.2.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, sự tuân thủ quy trình và các nội

dụng thẩm định cuả CBTD

Qua thực tiễn kiểm tra tại các Chi nhánh trong hệ thống, tác giả đã thống kê đƣợc kết quả nhƣ sau:

* Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng chuyên trách:

Tổng số cán bộ tín dụng chuyên trách/Tổng số cán bộ tín dụng là < 25%, tức phƣơng án d. Trên thực tế, tại các phòng tín dụng trên toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, số cán bộ tín dụng chuyên sâu về một mảng, lĩnh vực, ngành kinh tế nào đó là khá ít, thƣờng từ 2-3 ngƣời trong tổng số trung bình 15-20 cán bộ/phòng tín dụng. Các cán bộ này thƣờng là những ngƣời có nhiều năm kinh nghiệm, tuổi nghề cao, đƣợc lãnh đạo phân công chuyên trách về một mảng dự án nào đó ví dụ nhƣ: các dự án thủy điện, các công trình xây lắp, các dự án xi măng, đóng tàu, sắt thép...Phần còn lại, chiếm đa số, tùy theo sự phân công của trƣởng phòng tín dụng, tiến hành thẩm định các món vay ngắn hạn, trung dài hạn đan xen nhau ở các lĩnh vực khác nhau.

* Tỷ lệ CBTD có trình độ Đại học trở lên:

Chính vì vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động tín dụng trong ngân hàng cho nên nguồn nhân lực đƣợc phân công công tác vào vị trí tín dụng cũng là nguồn nhân lực chất lƣợng cao nếu không nói, có những Chi nhánh là cao nhất, giỏi nhất, đƣợc đào tạo kỹ càng và bài bản nhất.

Có thể nói tỷ lệ CBTD có trình độ ĐH trở lên/Tổng số cán bộ thẩm định tín dụng là 76%-100%, tức phƣơng án a.

81

Tuy nhiên, có một thực tế số lƣợng các CBTD hiện nay tốt nghiệp đúng chuyên ngành tài chính – ngân hàng còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, gây không ít trở ngại và khó khăn trong quá trình làm việc và đặc biệt khi tiến hành thẩm định cho vay. Bởi nghiệp vụ tín dụng nói chung và nội dung thẩm định nói riêng yêu cầu một sự am hiểu cao các kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đặc biệt là trong phân tích năng lực tài chính và tính hiệu quả, khả thi của phƣơng án/dự án vay vốn.

* Tỷ lệ CBTD có kinh nghiệm từ 05 năm trở lên:

Chỉ tiêu này nằm trong khoảng 51%-100% (tức phƣơng án a), trƣớc đây tuổi nghề của các CBTD tại NHNo&PTNT Việt Nam tƣơng đối cao so với các ngân hàng khác. Nhƣng một vài năm trở lại đây, số lƣợng cán bộ đã đƣợc trẻ hóa đi rất nhiều, thế hệ các cán bộ có từ 15-20 năm công tác đã già và nghỉ hƣu, thay vào đó là lớp thế hệ trẻ có tuổi nghề từ 2-5 năm.

* Sự tuân thủ của cán bộ thẩm định đối với quy trình và các nội dung thẩm định của ngân hàng:

Về việc tuân thủ quy trình:

Hiện nay, xuất hiện hiện tƣợng CBTD thực hiện thẩm định, cho vay, giải ngân đối với khách khàng chỉ trong vòng 24 giờ thậm chí 6 – 8 giờ tính từ lúc nhận hồ sơ vay vốn. Do thông đồng với khách hàng, cấp trên hoặc dƣới sức ép của lãnh đạo, khách hàng VIP mà các bƣớc thẩm định đƣợc cắt bỏ hầu nhƣ hoàn toàn và thay vào đó là một bản báo cáo thẩm định sơ sài, thiếu căn cứ nhằm giải ngân cho khách hàng trong thời gian nhanh nhất có thể. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, đáng báo động trong toàn hệ thống về mức độ an toàn trong khi cho vay của ngân hàng. Thực tế đáng chua xót, trong năm vừa qua một số cán bộ đã bị bắt và truy tố trƣớc pháp luật vì sự cầu thả, lỏng lẻo trong cho vay, không tuân thủ đúng quy trình thẩm định của ngân hàng.

Về việc tuân thủ các nội dung của quy trình:

Đây có thể coi là một vấn đề khá nổi cộm hiện nay khi đề cập đến chất lƣợng thẩm định tín dụng tại hệ thống Agribank. Qua thực tế kiểm tra 16 Chi nhánh trên toàn quốc, có thể liệt kê một số hạn chế trong việc không tuân thủ đúng các nội dung của quy trình thẩm định của CBTD nhƣ sau:

+ Hồ sơ pháp lý để thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng còn thiếu, chƣa đầy đủ hoặc chƣa hợp pháp, hợp lệ theo quy định nhƣ:

82

giấy phép ĐKKD chƣa chứng thực của cơ quan có thẩm quyền, thiếu các quyết định bổ nhiệm quan trọng nhƣ Giám đốc, Kế toán trƣởng, biên bản họp HĐTV, HĐQT về việc vay vốn ngân hàng (căn cứ theo quy định trong Điều lệ của DN)...

+ Thiếu BCTC 02 năm liền kề gần nhất để làm căn cứ đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, tính toán ít các chỉ tiêu và phân tích sơ sài và đánh giá thiếu chính xác.

+ Không xếp loại KH vay vốn và tra cứu thông tin CIC, khiến ngân hàng có thể gặp phải rủi ro: (1) cho vay không có đảm bảo bằng tài sản trong khi KH chỉ đáng xếp loại B,C; (2) có lịch sử quan hệ tín dụng không tốt, nợ xấu tại các TCTD khác mà CBTD không hề hay biết...

+ BCTĐ sơ sài, đánh giá hiệu quả, khả thi của PA/DA chung chung, thiếu cơ sở; không phân tích đƣợc thị trƣờng đầu vào và đầu ra, khả năng tiêu thụ sản phẩm nhƣ thế nào; cho vay trong khi vốn tự có tham gia vào PA/DA không đảm bảo tỷ lệ theo quy định (đối với phƣơng án ngắn hạn tối thiểu là 10% và với dự án trung, dài hạn là 20%)...

+ Xác định thời hạn cho vay quá dài, vòng quay vốn lƣu động thấp nhƣng lại phê duyệt cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng, phân kỳ trả nợ gốc và lãi quá dài, thiếu căn cứ

+ Thẩm định dự án nhƣng hồ sơ pháp lý của dự án lại thiếu các giấy tờ quan trọng nhƣ phê duyệt thiết kế cơ sở 1/500, giấy phép đầu tƣ, giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác, chứng chỉ hành nghề, báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, phòng cháy chữa cháy...

+ Định giá giá trị tài sản đảm bảo không chính xác, thiếu hợp đồng thế chấp có công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo về tài sản đƣợc thế chấp...

Chỉ tiêu này đƣợc đánh giá là phƣơng án b.

2.2.3.3. Nhóm tiêu chí về thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định

* Sự đầy đủ và tin cậy của thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng cho vay:

Phƣơng án đánh giá: b. Phần lớn thông tin đáng tin cậy, nhƣng còn một số thông tin không kiểm tra đƣợc.

Hiện nay, các hành vi lừa đảo trong quan hệ vay vốn tại các NHTM xuất hiện ngày càng nhiều nhƣ: Thành lập nhiều Doanh nghiệp để vay vốn Ngân hàng do một cá

83

nhân đứng tên hoặc đứng đằng sau thuê, mƣớn ngƣời đại diện theo pháp luật, thành viên sáng lập DN; Làm ăn kém hiệu quả, lừa đảo nhằm đoạt vốn của ngân hàng; Làm giả giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và hồ sơ giao dịch tài sản đảm bảo dƣới nhiều hình thức; Lừa đảo, dụ dỗ chủ sở hữu tài sản làm thủ tục ủy quyền tài sản (trong đó có ủy quyền thế chấp tài sản) để thế chấp, bảo lãnh cho bên thứ 3 vay vốn NH với nhiều thủ đoạn khác nhau nhƣ vay ké (ngƣời có tài sản đƣợc vay một phần vốn), góp tài sản vào DN để hƣởng cổ tức cao, đƣợc chi hoa hồng….gây không ít khó khăn trong quá trình thẩm định của CBTD. Thủ đoạn của bọn lừa đảo ngày càng tinh vi và ở trình độ cao nhƣ làm các giấy tờ giả mạo, cố ý chiếm dụng vốn của ngân hàng với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng.... khiến cho độ tin cậy và tính chính xác của thông tin đƣợc quan tâm chú ý và là một trong những tiêu chí đƣợc đặt lên hàng đầu khi tiến hành thẩm định khách hàng.

Ngoài ra, các thông tin về giá cả thị trƣờng, sản phẩm đầu ra đầu vào… trong tình hình biến động không ngừng nhƣ hiện nay nên thông tin thu thập đƣợc là chƣa đầy đủ và đáng tin cậy.

* Số lượng các nguồn cung cấp thông tin để phục vụ cho thẩm định:

Hiện nay, ngoài các thông tin mà DN cung cấp, CBTD còn tiến hành kiểm chứng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau do thu thập đƣợc trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu về đối tƣợng vay vốn. Vì vậy, tiêu chí này đƣợc đánh giá là a.

2.2.3.4. Nhóm tiêu chí phản ánh sự phù hợp của kết quả thẩm định với thực hiện PA SXKD/DAĐT

Đây là tiêu chí phản ánh một cách rõ nét nhất chất lƣợng công tác thẩm định cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam. Đồng thời là tiêu chí để kiểm nghiệm trên thực tế với việc thẩm định các phƣơng án/dự án, sử dụng vốn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ của các khách hàng ra sao:

Tỷ lệ nợ xấu tính đến 31/12/2010 của Agribank là 3,75%. Nhƣ vậy phƣơng án đánh giá là a.

2.2.3.5. Nhóm tiêu chí khác

* Thời gian thực hiện thẩm định

84

Thông thƣờng đối với các phƣơng án ngắn hạn, CBTD thƣờng thẩm định từ 3 đến 5 ngày.

Đối với các dự án đầu tƣ trung và dài hạn, trong khoảng 5 – 7 ngày hoàn thiện xong báo cáo thẩm định.

* Khách hàng có hay không phải mất phí thẩm định

Hiện tại, Agribank không thu bất kì một loại phí nào từ phía khách hàng liên quan đến công tác thẩm định. Vì vậy tiêu chí này đƣợc đánh giá phƣơng án a.

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)