Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 91)

Tổng hợp kết quả vừa phân tích ở trên, chúng ta có bảng đánh giá kết quả về chất lƣợng thẩm định tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam nhƣ sau:

Bảng 2.4: Đánh giá kết quả thẩm định tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam

STT Tiêu chí Đánh giá Kết quả

Nhóm tiêu chí liên quan đến việc xây dựng hệ thống quy trình, phương pháp và việc thực hiện nội dung quy trình

1 Ngân hàng có hay không có

phương pháp thẩm định tín dụng

a Có

2 Ngân hàng có hay không có quy trình thẩm định tín dụng

a Có

3 Ngân hàng có hay không thẩm

định tư cách pháp lý của khách hàng

a Có

4 Ngân hàng có hay không thẩm

định mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng có hợp pháp hay không

a Có

85

định khả năng tài chính doanh nghiệp

6 Ngân hàng có hay không thẩm

định tính hiệu quả, khả thi trong thẩm định phương án/dự án huy động vốn

a Có

7 Sự đầy đủ, thuyết phục trong các

ước lượng về các yếu tố đầu vào, đầu ra để xác định hiệu quả của phương án, dự án kinh doanh

c Chƣa thuyết phục

8 Mức độ đánh giá được các rủi ro

có thể xảy ra

c Chỉ đánh giá hình thức

Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, sự tuân thủ quy trình và các nội dụng thẩm định cuả CBTD 9 Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng chuyên trách d < 25% 10 Tỷ lệ CBTD có trình độ Đại học trở lên a 76% - 100% 11 Tỷ lệ CBTD có kinh nghiệm từ 05 năm trở lên a 51% - 100% 12 Sự tuân thủ của cán bộ thẩm định

đối với quy trình và các nội dung thẩm định của ngân hàng

b Chƣa tuân thủ đầy đủ

Nhóm tiêu chí về thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định

13 Sự đầy đủ và tin cậy của thông tin phục vụ cho công tác thẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b Phần lớn thông tin

86

định tín dụng cho vay: còn một số thông tin

không kiểm tra đƣợc

14 Số lượng các nguồn cung cấp

thông tin để phục vụ cho thẩm định

a Ngoài thông tin mà

doanh nghiệp cung cấp, còn có các nguồn thông tin khác để kiểm chứng

Nhóm tiêu chí phản ánh sự phù hợp của kết quả thẩm định với thực hiện PA SXKD/DAĐT

16 Tỷ lệ nợ xấu a 0% – 5%

Nhóm tiêu chí khác

17 Thời gian thực hiện thẩm định a 3 – 7 ngày

18 Khách hàng có hay không phải

mất phí thẩm định

a Không mất phí

Qua bảng trên ta thấy đƣợc những thành tựu và hạn chế trong công tác thẩm định tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam nhƣ sau:

2.3.1. Mặt đạt được

Công tác thẩm định trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam nhìn chung đƣợc tổ chức một cách tƣơng đối khoa học, hợp lý. Điều này thể hiện ở một số khía cạnh nhƣ sau:

Một là: Tổ chức công tác thẩm định được thực hiện khá chặt chẽ từ Chi nhánh đến Trụ sở chính

Đối với các PA/DA thuộc quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh, Chi nhánh đƣợc chủ động tiếp cận, thẩm định và ra quyết định cho vay. Đối với các PA/DA vƣợt quyền phán quyết, Chi nhánh tiến hành thẩm định và trình Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam tái thẩm định.

87

Công tác thẩm định và tái thẩm định tại Trụ sở chính do 02 Ban Tín dụng Doanh nghiệp và Ban Tín dụng Hộ sản xuất và cá nhân đảm nhiệm, với chức năng là phòng nghiệp vụ tham mƣu cho Tổng giám đốc chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động cho vay trong toàn hệ thống.

Việc bố trí phân công cán bộ thẩm định tại Chi nhánh cũng đƣợc sắp xếp khá khoa học và hợp lý. Đối với các DA lớn, phức tạp thƣờng đƣợc các cán bộ vững nghiệp vụ, có kinh nghiệm lâu năm đảm nhiệm, đôi khi có thể kèm thêm 1,2 cán bộ trẻ cùng thẩm định. Điều này vừa giúp các cán bộ trẻ học hỏi thêm đƣợc kinh nghiệm của ngƣời đi trƣớc vừa phát huy đƣợc sức mạnh tập thể trong quá trình làm việc, giúp cho hiệu quả công việc đạt ở mức cao hơn.

Hai là: Kỹ thuật thẩm định đã từng bước được hoàn thiện

Công tác thẩm định đƣợc tiến hành trên cơ sở vận dụng những phƣơng pháp có tính khoa học với cách nhìn toàn diện về mọi mặt của phƣơng án kinh doanh/dự án đầu tƣ: từ thẩm định năng lực pháp lý, khả năng tài chính, khả năng quản lý của khách hàng cho đến thẩm định khía cạnh pháp lý, công nghệ, thị trƣờng, kỹ thuật, tài chính dự án... Do vậy đã làm tăng thêm độ tin cậy cho việc thẩm định cho vay.

Kỹ thuật thẩm định đang đƣợc hoàn thiện và hợp lý hơn, tiến gần với phƣơng pháp tiên tiến của thế giới. Nhìn chung, các phƣơng án/dự án vay vốn đã đƣợc thẩm định theo đúng quy trình của NHNoVN. Qua việc áp dụng các nội dung, phƣơng pháp thẩm định mà NHNoVN hƣớng dẫn, cán bộ thẩm định có cơ sở kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, phát hiện, loại bỏ những sai sót, bất hợp lý trong việc tính toán hiệu quả PA/DA do sự vô tình hay cố ý của khách hàng, tính toán lại dựa trên những nhận định có cơ sở khoa học và kinh nghiệm về thị trƣờng... nhờ đó tiết kiệm đƣợc vốn đầu tƣ trong quá trình thực hiện, đồng thời tuân thủ các quy định về quản lý đầu tƣ của Chính phủ hay các bộ ngành có liên quan và phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế của đất nƣớc.

Ba là: Nội dung thẩm định tương đối linh hoạt, tuỳ theo tính chất, mức độ phức tạp của từng món vay

Điều này một mặt đảm bảo đánh giá đƣợc một cách tƣơng đối chính xác về PA/DA vay vốn, mặt khác tiết kiệm đƣợc chi phí thẩm định (cả về thời gian và tiền).

88

Nếu nhƣ trƣớc đây, NHNoVN chủ yếu thẩm định các dự án dựa trên phƣơng pháp giản đơn thì hiện nay trong một số dự án đã sử dụng phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền. Phƣơng pháp phân tích đã chú trọng đến việc kết hợp phân tích dự án trong trạng thái tĩnh với phân tích trong trạng thái động (phân tích độ nhạy) cho phép đánh giá mức độ rủi ro của dự án. Do đó góp phần tăng tính đảm bảo cho sự đứng vững của dự án cũng nhƣ sự an toàn cho khoản vốn của Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn là: Lực lượng cán bộ thẩm định có trình độ từ Đại học trở lên tương đối cao

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng đƣợc đặt lên hàng đầu. Trong những năm trở lại đây, trình độ các bộ tín dụng tại các Chi nhánh đƣợc nâng lên rõ rệt, do yêu cầu về công việc, tín dụng là một nghiệp vụ đòi hỏi sự am hiểu kiến thức tổng hợp và chuyên sâu ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau mà lực lƣợng cán bộ thẩm định cũng là đội quân nòng cốt, tinh nhuệ nhất trong ngân hàng. Không những thế, NHNoVN nói chung cũng nhƣ các Chi nhánh nói riêng luôn thƣờng xuyên tổ chức các đợt, khóa huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ, nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng thẩm định trong toàn hệ thống.

Năm là: Về trang thiết bị thông tin

Việc trang bị máy móc, phƣơng tiện làm việc cho các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định đƣợc Ngân hàng quan tâm một cách đầy đủ nhƣ máy vi tính, điện thoại, máy Fax, máy photocopy... và các phƣơng tiện cần thiết khác, giúp cho việc soạn thảo, thu thập thông tin đƣợc nhanh chóng và tƣơng đối đầy đủ, việc lƣu trữ thông tin đƣợc tiện lợi, là cơ sở cho phép nâng cao chất lƣợng thẩm định.

Sáu là: Thời gian thực hiện thẩm định tuân thủ đúng quy định

Các chi nhánh trong toàn hệ thống luôn thực hiện đúng về thời gian thẩm định (có những món vay còn nhanh hơn cả thời gian quy định). Mặt khác, khi thực hiện thẩm định tín dụng tại NHNoVN không phải mất bất kỳ một khoản chi phí nào, dù có đƣợc cấp tín dụng hay không. Vì vậy, các khách hàng khá hài lòng với thời gian và chi phí thẩm định tại NHNo&PTNT Việt Nam.

Bảy là: Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức an toàn

Tổng nợ xấu tính đến thời điểm 31/12/2010 là 15.575 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,75% so với tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế. Nếu loại trừ nợ xấu của hai Công ty cho thuê tài

89

chính (4.472 tỷ đồng) thì nợ xấu của toàn hệ thống là 11.103 tỷ dồng, tỷ lệ nợ xấu là 2,67%/tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế.

Tóm lại, nhờ việc tổ chức điều hành, phân cấp thẩm định hợp lý, việc thẩm định đƣợc thực hiện bởi đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ và sự trợ giúp của trang thiết bị hiện đại nên chất lƣợng thẩm định cho vay tại NHNo&PTNT VN trong những năm vừa qua đã đƣợc cải thiện đáng kể, góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của NHNoVN. Song bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nêu trên, công tác thẩm định vẫn còn nhiều hạn chế cần đƣợc nhìn nhận một cách khách quan vì đây chính là cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nhằm nâng hơn nữa chất lƣợng thẩm định tại NHNoVN.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trên đây, công tác thẩm định cho vay vẫn còn một số hạn chế cần sớm đƣợc hoàn thiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng:

Thứ nhất: Công tác tổ chức thẩm định cần được hoàn thiện nữa về chiều sâu

Tại Trụ sở chính NHNoVN, tuy đã có sự chuyên môn hóa công tác cho vay theo đối tƣợng khách hàng và có sự tách bạch giữa chức năng quản lý tín dụng với chức năng xem xét, phê duyệt cho vay. Tuy nhiên, vai trò định hƣớng, quản lý đầu tƣ tín dụng của các phòng chức năng thông qua việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách vẫn chƣa đƣợc thể hiện rõ nét, chủ yếu vẫn là xử lý sự vụ.

Tại các Chi nhánh NHNo, số lƣợng các cán bộ chuyên trách là khá ít, khi nhận đƣợc bất kỳ một bộ hồ sơ vay vốn, trƣởng phòng tín dụng thƣờng giao việc theo khối lƣợng công việc các cán bộ đang xử lý và rất ngẫu nhiên, không có sự phân công rõ ràng các cán bộ làm về các mảng lĩnh vực cụ thể nhƣ: thủy điện, xi măng, xây lắp... khiến cho chất lƣợng công việc chƣa cao, chƣa có am hiểu chuyên sâu về một mảng lĩnh vực thẩm định nào đó.

Thứ hai:Quy trình thẩm định cho vay chưa hoàn chỉnh

Mặc dù quy trình thẩm định của NHNoVN tƣơng đối đầy đủ về nội dung, trình tự, phƣơng pháp thực hiện và các chỉ tiêu thẩm định song do phƣơng pháp thẩm định không đƣợc qui định thống nhất giữa các đơn vị trong hệ thống dẫn đến các số liệu đƣợc đƣa vào tính toán còn không thống nhất, thậm chí các công thức tính toán các chỉ

90

tiêu còn áp dụng sai, làm bóp méo các chỉ tiêu quan trọng, có ý nghĩa quyết định tính hiệu quả của dự án, đồng thời gây khó khăn cho Trụ sở chính NHNoVN khi tiến hành tái thẩm định dự án. Nhiều trƣờng hợp Trụ sở chính phải thẩm định lại từ đầu do hồ sơ chi nhánh thẩm định không đầy đủ, chính xác.

Thứ ba: Về nội dung thẩm định

Mặc dù tất cả các dự án xin vay vốn gửi đến đều đƣợc Ngân hàng tiến hành thẩm định song chất lƣợng thẩm định chƣa cao, nhiều khi chỉ mang tính hình thức, thủ tục, chƣa đi sâu vào đánh giá một cách khách quan, toàn diện các khía cạnh của dự án, đặc biệt là những dự án vay vốn theo chỉ định của Nhà nƣớc thông qua Ngân hàng.

Phần đánh giá về khách hàng vay vốn còn quá chung chung sơ sài, hiện nay NHNo chỉ sử dụng tiêu chí đánh giá năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự là chƣa đầy đủ. Khi tiến hành thẩm định về khách hàng, CBTD cần tìm hiểu sâu hơn nữa về: quá trình hình thành, phát triển, những thay đổi về cơ cấu sở hữu, cơ chế quản lý, ban lãnh đạo… Đánh giá sơ bộ vị thế, uy tín của Doanh nghiệp trên thị trƣờng. Mô tả và đánh giá mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự, hệ thống quản lý hiện tại của Khách hàng. Qua đó có thể rút ra một đánh giá tổng quát và sâu sắc về vị thế, cơ cấu tổ chức hoạt động, phƣơng châm chiến lƣợc của KH định vay vốn là gì, DN có uy tín trên thị trƣờng hay không, nguồn nhân lực chất lƣợng ra sao…

Các tiêu chí đánh giá, xếp loại khách hàng còn khá ít và chƣa đầy đủ. Hệ thống thông tin nội bộ IPCAS của NHNoVN chƣa đƣợc hoàn thiện, liên kết dữ liệu giữa các Chi nhánh trong hệ thống về một khách hàng là chƣa cao, thiếu chính xác.

Trong quá trình thẩm định, mức độ đánh giá đƣợc các rủi ro có thể xảy ra đối với phƣơng án còn thấp, mới chỉ dừng lại ở đánh giá hình thức, qua loa, lấy lệ, chƣa mang tính khoa học cao.

Việc xây dựng và cập nhận thông tin chƣa đƣợc triển khai đúng mức, số lƣợng kênh thông tin còn hạn chế, hay các thông tin phản ánh chƣa đƣợc đầy đủ, còn thiếu tin cậy và chƣa kiểm tra đƣợc, nhất là các thông tin liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung thẩm định cũng nhƣ cách tính toán các chỉ tiêu chƣa thống nhất trong

toàn hệ thống. Các nội dung thẩm định DA nói chung, thẩm định tài chính DA nói riêng

91 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của các chi nhánh thƣờng quá sơ sài, nhiều trƣờng hợp còn bị động, sao chép từ chính DA của khách hàng. Đối với hầu hết các DA do TSC tái thẩm định, nhiều nội dung phải thực hiện từ đầu hoặc yêu cầu chi nhánh thẩm định bổ sung. Điều này vừa làm chậm tiến độ xử lý công việc, vừa tốn kém và trong nhiều trƣờng hợp làm ảnh hƣởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng.

Thứ tư: Chất lượng công tác thẩm định không đồng đều trong toàn hệ thống

Chất lƣợng công tác thẩm định DA không đồng đều trong toàn hệ thống. Tại Trụ sở chính và một số Chi nhánh, công tác thẩm định đƣợc thực hiện rất nghiêm túc, nội dung tờ trình thẩm định có chất lƣợng cao, đánh giá đƣợc những điểm cơ bản về hiệu quả và những rủi ro đối với PA/DA. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng tại nhiều Chi nhánh kết quả thẩm định còn bị động sao chép số liệu của PA/DA mà thiếu sự phân tích, đƣa ra nhận định trên giác độ ngân hàng.

Thẩm định năng lực tài chính khách hàng, hiệu quả của PA/DA còn khá sơ sài phổ biến ở các Chi nhánh, thiếu các giấy tờ pháp lý doanh nghiệp hoặc hồ sơ pháp lý chƣa đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ nhƣng không yêu cầu khách hàng bổ sung để thẩm định.

Không đánh giá đƣợc tính khả thi của vốn chủ sở hữu tham gia vào PA/DA nên thực tế vốn chủ sở hữu thấp hơn nhiều so với đăng ký ban đầu; không có sự so sánh, đối chiếu số liệu nên không phát hiện đƣợc sự bất hợp lý trong khi thẩm định.

Thẩm định mức vốn tự có tham gia vào PA/DA không đảm bảo tỷ lệ theo quy định nhƣng vẫn phê duyệt cho vay dẫn đến rủi ro mất vốn cao cho ngân hàng.

Nhầm lẫn trong việc xác định chủ thể vay vốn dẫn đến tình trạng khách hàng lợi dụng để vay vốn hộ cho nhau xảy ra ở nhiều Chi nhánh trong hệ thống.

Thứ năm: Các qui định về biện pháp đảm bảo tiền vay chưa được thực hiện nghiêm túc

Việc thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay với các khách hàng rất sơ sài, nhiều khi là cảm tính, đặc biệt là các khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm, khách hàng VIP, có quan hệ mật thiết với lãnh đạo.... Nhiều khách hàng không đủ điều kiện về vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án, về độ tín nhiệm nhƣng vẫn thực hiện biện pháp bảo

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 91)