Nội dung và quy trình thẩm định cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 62)

2.2.2.1. Quy trình thẩm định tại NHNoVN

Trong thời gian qua, NHNoVN đã ban hành quy trình thẩm định khá rõ ràng, cụ thể đến từng cán bộ cán dụng tại Trụ sở chính và cán bộ tín dụng tại Chi nhánh. Quy trình thẩm định bao gồm các hoạt động: Cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng (KH), lập hồ sơ, thu thập thông tin, tiến hành thẩm định, viết báo cáo thẩm định và đƣa ra ý kiến, sau đó trình lên cấp trên xét duyệt.

Trình tự thực hiện quy trình thẩm định:

Bƣớc 1: Trƣởng phòng tín dụng và trƣởng phòng thẩm định sẽ tiếp nhận hồ sơ của KH, xem xét hồ sơ xin vay xem có hợp lệ, đúng pháp luật và yêu cầu hay không. Nếu hộ sơ chƣa đủ điều kiện về pháp lý thì yêu cầu KH phải bổ sung. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì sẽ tiếp nhận và phân công cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định.

56

Bƣớc 2: CBTD đƣợc phân công sẽ chuyển hồ sơ sang phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp, kiểm tra, xác nhận nguồn vốn cho vay. Khi phòng nguồn vốn kế hoạch xác nhận còn đủ vốn để cho vay thì sẽ chuyển lại cho CBTD.

Bƣớc 3: Trên cơ sở các quy định của Ngân hàng (NH), CBTD sẽ thu thập thông tin có liên quan đến thẩm định, và hồ sơ cần thiết để phục vụ cho việc thẩm định và tiến hành thẩm định.

Bƣớc 4: Sau khi thẩm định, CBTD lập báo cáo thẩm định theo quy định, trong báo cáo phải nêu rõ có cho vay hay không cho vay, lý do cụ thể để trình trƣởng phòng thẩm định xem xét.

Bƣớc 5: Phó phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm soát, xem xét tờ trình của cán bộ thẩm định, nếu thấy thiếu, hoặc không phù hợp thì phải yêu cầu cán bộ thẩm định bổ sung. Khi hồ sơ đầy đủ với yêu cầu, và nếu chấp nhân cho vay sẽ ký vào bản kết quả thẩm định, trình trƣởng phòng tín dụng kiểm soát tiếp theo và báo cáo đề nghị cấp cao hơn phê duyệt cấp tín dụng cho KH. Nếu không chấp nhận cho vay thì sẽ trả lời KH.

Bƣớc 6: Giám đốc hoặc phó giám đốc cấp 1 sau khi phê duyệt cho vay hoặc không cho vay.

Trƣờng hợp, số tiền KH xin vay nằm trong mức phán quyết của Chi nhánh: chuyển hồ sơ lại phòng tín dụng thông báo với khách hàng chấp nhận cho vay.

Trƣờng hợp số tiền KH xin vay vƣợt mức phán quyết của Chi nhánh:

Gửi toàn bộ bản phô tô có đóng dấu sao y bản chính của Chi nhánh đối với hồ sơ khoản vay kèm tờ trình của Chi nhánh về Trụ sở chính. Tại đây, Trƣởng Ban Tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ và phân công chuyên viên thực hiện tái thẩm định.

Khi chuyên viên trụ sở chính tiếp nhận hồ sơ, làm thƣ công tác sang Ban Kế hoạch tổng hợp xin ý kiến về nguồn vốn. Nếu đƣợc sự chấp thuận, chuyên viên sẽ tiến hành tái thẩm định. Sau đó chuyển qua kiểm soát thứ nhất (Phó Ban Tín dụng) và kiểm soát thứ 2 (Trƣởng ban Tín dụng). Trong đó, nêu cụ thể nội dung phê duyệt cho vay, từ chối cho vay và lý do từ chối.

Nếu món vay nằm trong quyền phê duyệt của Tổng giám đốc (TGĐ): trình TGĐ phê duyệt.

Nếu món vay vƣợt quyền phán quyết của TGĐ: trình Hội đồng quản trị (HĐQT) phê duyệt.

57

Sau khi phê duyệt, gửi thông báo về Chi nhánh để tiến hành giải ngân cho vay theo quy định.

58 CBTD Chi nhánh → TPT D Chi nhán h → GĐ Chi nhánh → CBT Đ tại TSC → Phó Ban TD → Trƣởn g ban TD → TGĐ Chủ tịch HĐQ T Tiếp nhận hồ sơ Thẩm định sơ bộ và phân luồng hồ sơ Thẩm định và Định giá TSĐ B Kiể m soát Phê duyệt Giải ngân Vƣợt QPQ Tái thẩm định Trong QPQ Kiểm soát 1 Kiểm soát 2 Phê duyệt nếu trong quyề n TGĐ Phê duyệt nếu vƣợt quyề n TGĐ

59

2.2.2.2. Nội dung thẩm định

* CBTD tiếp cận, hƣớng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn

CBTD gặp gỡ khách hàng có nhu cầu xin vay vốn, tiếp cận và đánh giá sơ bộ về khách hàng thông qua việc phân loại KH là mới, vãng lai hay đã có quan hệ tín dụng với NHNoVN. Đồng thời thu thập các thông tin sơ bộ về KH qua các kênh : internet, CIC, thị trƣờng chứng khoán…

Đối với các KH đã có quan hệ tín dụng (QHTD) với NHNoVN thì truy cập vào hệ thống IPCAS để tra cứu thông tin. Sau đó hƣớng dẫn khách hàng KH lập hồ sơ vay vốn theo mẫu của ngân hàng.

Đối với các KH đã có QHTD, CBTD sẽ yêu cầu cung cấp những hồ sơ còn thiếu, sửa đổi, bổ sung thông tin KH trên IPCAS (nếu có).

Trƣờng hợp KH mới QHTD lần đầu, thực hiện đăng ký thông tin và cấp mã số giao dịch cho KH, lập biên bản giao nhận hồ sơ khoản vay.

Căn cứ vào hồ sơ vay vốn, CBTD tiến hành kiểm tra, đánh giá hồ sơ khoản vay. Trƣờng hợp hồ sơ và điều kiện vay không đáp ứng thì lập thông báo từ chối cho vay trình ngƣời có thẩm quyền ký, gửi cho KH. Trƣờng hợp hồ sơ chƣa đủ, chƣa đúng theo quy định của NHNoVN thì đề nghị KH bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, tiếp nhận, kiểm tra các hồ sơ bổ sung cho đến khi hồ sơ của KH đầy đủ và đúng quy định. Nếu hồ sơ và điều kiện vay đáp ứng quy định của NHNoVN, CBTD báo cáo trƣởng phòng tín dụng (TPTD) để phối hợp các bộ phận liên quan cân đối nguồn vốn cho vay, ngoại tệ (nếu có), kiểm tra giới hạn tín dụng còn hay hết. Sau khi có ý kiến chấp thuận của TPTD, CBTD thực hiện công tác thẩm định cho vay.

* Tiến hành thẩm định cho vay và lập Báo cáo thẩm định (BCTĐ)

Căn cứ vào 05 điều kiện vay vốn đƣợc quy định tại điều 7 QĐ số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001của Thống đốc NHNN Việt Nam, NHNo tiến hành xây dựng nội dung thẩm định theo 05 nội dung lớn nhƣ sau: Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của KH; Thẩm định năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh của KH; Phân tích tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng (TCTD) và chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng; Thẩm định PASXKD/DAĐT; Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay.

60

(1) Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự

Tiến hành đánh giá tƣ cách pháp lý của khách hàng thông qua thẩm định doanh nghiệp có đƣợc thành lập và hoạt động theo đúng quy định pháp luật và quy định nội bộ của doanh nghiệp. Nếu tổ chức là pháp nhân thì phải đƣợc công nhận là pháp nhân và có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự. Đối với doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc phải có giấy ủy quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật. Đối với Công ty hợp danh thì thành viên của Công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp tƣ nhân thì chủ Doanh nghiệp tƣ nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Tiếp đó là xem xét hiệu lực của Giấy phép đầu tƣ, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề trong thời hạn cho vay mà khách hàng đề nghị; thời gian hoạt động còn lại của Doanh nghiệp cũng nhƣ tính hợp lệ, hợp pháp của các văn bản pháp lý. Cuối cùng CBTD sẽ đƣa ra đánh giá cuối cùng về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay vốn nhằm xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện về mặt pháp lý để đƣợc vay vốn theo quy định của pháp luật hay không.

(2) Thẩm định năng lực tài chính

Căn cứ thẩm định dựa trên Báo cáo tài chính 2 năm trƣớc liền kề (kiểm toán nếu có) và báo cáo thời điểm gần nhất; Bảng kê nợ vay các TCTD đến ngày xin vay; Bảng kê các khoản nợ phải thu, phải trả lớn (nếu có) và các tài liệu khác.

* Phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp

CBTD căn cứ vào một số nội dung phân tích dƣới đây để đánh giá tình hình tài chính của DN. Tuy nhiên, tùy đặc điểm cụ thể tình hình hoạt động của DN, tính chất bất thƣờng của từng khoản mục trên Báo cáo tài chính của DN, CBTD lựa chọn các khoản mục, chỉ tiêu cụ thể trên Báo cáo tài chính để phân tích sâu, làm rõ sự bất hợp lý, tìm ra nguyên nhân và đánh giá, nhận xét về các khoản mục lựa chọn phân tích và tình hình chung của DN.

Nội dung phân tích năng lực tài chính bao gồm đánh giá tình hình tài sản của Doanh nghiệp: tình hình tăng/giảm tài sản của Doanh nghiệp so với những năm trƣớc liền kề, tốc độ tăng/ giảm. Nguyên nhân tăng/ giảm tài sản, chủ yếu do sự tăng/giảm của

61

tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn. Đánh giá sự tăng giảm tài sản ngắn hạn và dài hạn so với năm trƣớc liền kề, tốc độ tăng/giảm tài sản ngắn hạn. Xác định và đánh giá nguyên nhân tăng/ giảm…. Trƣờng hợp nợ dài hạn của Doanh nghiệp lớn hơn tài sản cố định hay cho vay để đầu tƣ dự án hình thành tài sản cố định, vốn vay tài trợ dự án hạch toán trên báo cáo tài chính lớn hơn tài sản cố định đƣợc hình thành, CBTD thực hiện kiểm tra lại tiến độ giải ngân thực hiện dự án và mục đích sử dụng vốn vay để làm rõ nguyên nhân tài sản cố định chƣa đƣợc hình thành tƣơng ứng

Song song với việc đánh giá tình hình tài sản của DN, CBTD tiến hành đánh giá tình hình nguồn vốn của Doanh nghiệp thông qua một số chỉ tiêu nhƣ:

Nợ phải trả: Đánh giá tình hình tăng/giảm nợ phải trả của doanh nghiệp so với

các năm trƣớc liền kề, tốc độ tăng/ giảm; đánh giá chi tiết cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn; Nêu rõ các khoản nợ vay của Doanh nghiệp tại các Tổ chức tín dụng.

Nguồn vốn chủ sở hữu: Đánh giá tình hình tăng/giảm nợ phải trả của doanh nghiệp so với các năm trƣớc liền kề, tốc độ tăng/ giảm nguồn vốn chủ sở hữu.

Xác định vốn đầu tư của Chủ sở hữu hạch toán trên báo cáo tài chính, đối chiếu

với vốn điều lệ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận góp vốn để xác định Doanh nghiệp đã thực hiện góp đủ vốn điều lệ theo quy định.

Xác định Vốn lưu động ròng: Chỉ số vốn lƣu động ròng là số vốn lƣu động tự có mà doanh nghiệp thƣờng xuyên duy trì, là nguồn bổ sung của doanh nghiệp để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Xác định Vốn lƣu động ròng còn để xem xét tính khả thi về phƣơng án vốn tự có của Doanh nghiệp tham gia vào PASXKD/ DAĐT.

* Phân tích kết quả hoạt động sản xuât kinh doanh của Doanh nghiệp

Sau khi đánh giá về tình hình tài chính, CBTD xem xét đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, trong đó căn cứ theo tính chất ngành nghề, đặc điểm hoạt động kinh doanh cụ thể của từng DN mà lựa chọn các chỉ tiêu tài chính để phân tích chi tiết nhằm đánh giá một cách xác thực tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán… của DN. Trong báo cáo thẩm định của mình, Agribank thƣờng sử dụng các nhóm tiêu sau:

(1)Các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản :

Các hệ số đánh giá thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ: Khả năng thanh toán ngắn hạn:

62 Công thức tính: Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn = x 100% Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời:

Công thức tính: Khả năng thanh toán nhanh

Tiền & các khoản tƣơng đƣơng tiền + Các khoản phải thu

_____________________________________________________ x 100% Nợ ngắn hạn

Công thức tính: Khả năng thanh toán tức thời

Tiền & các khoản tƣơng đƣơng tiền

_______________________________________ x 100% Nợ ngắn hạn

(2) Các chỉ tiêu về hoạt động

Vòng quay Vốn lƣu động: Công thức tính:

Doanh thu thuần

x x 100% (Tài sản ngắn hạn đầu kỳ + Tài sản ngắn hạn cuối kỳ) / 2

Vòng quay khoản phải thu: Công thức tính:

Vòng quay khoản phải

thu

=

Doanh thu thuần

(Các khoản phải thu đầu kỳ + Các khoản phải thu cuối kỳ)/2 Kỳ thu tiền bình quân:

63 Công thức tính: Kỳ thu tiền bình quân = 360

Vòng quay khoản phải thu Vòng quay hàng tồn kho: Công thức tính: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

(Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng tồn kho cuối kỳ )/2

Số ngày tồn kho trung bình:

Số ngày tồn kho trung bình = 360/ Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay tổng tài sản:

Công thức tính:

Doanh thu thuần

x 100% (Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ) / 2

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Công thức tính:

Tổng doanh thu

x 100% (Giá trị còn lại của TSCĐ đầu kỳ + cuối kỳ) / 2

(3) Các chỉ tiêu công nợ

Hệ số nợ: Công thức tính:

64 Nợ phải trả X Hệ số nợ = x 100% Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ: Công thức tính: Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = x 100% Tổng nguồn vốn

(4) Các chỉ số về khả năng sinh lời

Một số chỉ tiêu đƣợc tính toán trong BCTĐ nhƣ:

Mức sinh lời trên tổng vốn sử dụng (Mức sinh lời trên tài sản ROA) Công thức tính:

Lợi nhuận ròng

ROA = x 100% Tổng tài sản

Mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Công thức tính:

Lợi nhuận sau thuế

ROE = x 100% Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận gộp Công thức tính:

Lợi nhuận gộp từ bán hàng

Tỷ lệ lợi nhuận gộp = x 100% Doanh thu

65

Qua phân tích tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của DN, CBTD sẽ rút ra nhận xét chung, đánh giá về tình hình hoạt động, khả năng tài chính của DN đƣa ra quyết định đầu tƣ tín dụng.

(3) Thẩm định PASXKD/DAĐT

* Đối với trường hợp thẩm định PA kinh doanh

Khi khách hàng có nhu vay vốn ngắn hạn, CBTD sẽ xác định phƣơng thức cho vay phù hợp (cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng hoặc các phƣơng thức cho vay ngắn hạn khác theo quy định của NHNoVN). Dựa trên kế hoạch SXKD/PA từng lần KH đã xây dựng, CBTD thực hiện thẩm định, kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của các khoản mục doanh thu, chi phí. Tiến hành xem xét cơ sở xây dựng doanh thu, so sánh doanh thu xây dựng trong kế hoạch sản xuất của năm nay với thực hiện năm trƣớc, đối chiếu các hợp đồng đã ký kết đƣợc…Trƣờng hợp có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu dự kiến với số liệu thực hiện năm trƣớc hoặc so với các hợp đồng kinh tế đầu ra đã đƣợc ký kết/ dự kiến ký kết, CBTD sẽ yêu cầu khách hàng thuyết minh cơ sở thiết lập doanh thu, giải thích rõ nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn. Kiểm tra cơ sở xác định các khoản chi phí kể cả các chi phí có khả năng phát sinh mà KH đã xây dựng có hợp lý so với các chi phí trong quá khứ, trên thị trƣờng hiện tại và dự kiến tƣơng lai. Nếu thấy chƣa hợp lý CBTD có thể tính toán lại các chi phí cho phù hợp để xem xét hiệu quả phƣơng án kinh doanh.

Nhìn chung, đánh giá hiệu quả kinh tế của PASXKD của KH đƣợc thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận dự kiến, tỷ lệ % lợi nhuận đem lại từ việc thực hiện PASXKD, sự phù hợp với sự phát triển ngành và thị trƣờng tại thời điểm đánh giá và dự kiến trong tƣơng lai tƣơng ứng với thời gian thực hiện PASXKD và thu hồi vốn. CBTD đƣa ra kết luận đánh giá về tính hiệu quả kinh tế của PA/KHSXKD của KH. Trƣờng hợp thấy

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)