Thông thường, nếu các bên đều nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với bên kia theo đúng thỏa thuận thì các tranh chấp chắc sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu bên có nghĩa vụ cố ý gian dối thì quyền lợi của chủ nợ sẽ bị xâm hại. Bởi lẽ, không phải lúc nào bên có quyền cũng có thời gian, công sức để giám sát, quản lý tài sản bảo đảm nhất là trong điều kiện tài sản vẫn do bên có nghĩa vụ chiếm giữu và có thể định đoạt tài sản tự do, hoặc khi thoả mãn một số điều kiện. Những quyền theo đuổi hoặc quyền kiểm soát lưu thông tài sản chỉ có ý nghĩa nếu nó được người thứ ba biết tới và tôn trọng [7]. Do vậy, pháp luật đưa ra chế định về đăng ký giao dịch bảo đảm. Theo đó, các bên sau khi thiết lập quan hệ bao đảm sẽ tiến hành việc đăng ký giao dịch đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền. Việc đăng ký mang lại rất nhiều ý nghĩa như Tôi đã đề cập, chẳng hạn: Với bên mắc nợ, việc đăng ký loại bỏ được những ý định gian dối, nâng cao ý thức tự giác tôn trọng những cam kết; Với người thứ ba, việc đi đăng ký giúp họ có thể thu thập được thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản trước khi thực hiện một giao dịch liên quan đến tài sản này, loại trừ các rủi ro; Quan trọng nhất, nó giúp bên có quyền đối kháng lại với người thứ ba trong trường hợp tài sản được chuyển dịch cho bất cứ chủ thể khác nào có quan hệ giao dịch sau thời điểm đăng Chủ nợ đã đăng ký giao dịch bảo đảm, thì Bên nhận thế chấp cũng vẫn được thực hiện quyền theo đuổi hay quyền kiểm soát lưu thông tài sản nói trên.