Pháp luật hàng hả

Một phần của tài liệu Phát triển một số kỹ thuật trong đối sánh mẫu (Trang 35)

Trước khi có BLDS năm 2005 thì trong Bộ luật hàng hải Việt Nam cũng đã có quy định về việc chấp nhận các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ với tàu biển Việt Nam là cầm cố và thế chấp. Đó là: “Chỉ sau khi được nhận vào “Sổ đăng ký tàu biển quốc gia” thì việc cầm cố, thế chấp tàu biển Việt Nam mới có giá trị” (khoản 4, Điều 29, Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990). Như vậy, pháp luật nước ta chấp nhận biện pháp cầm cố và thế chấp đều có thể áp dụng cho tàu biển, dù tàu biển có

38

bản chất là động sản – đối tượng của biện pháp cầm cố theo quy định của BLDS năm 1995. Điều này được lý giải bởi nhiều quan niệm khác nhau, có quan điểm cho rằng Tàu biển mang tính quốc tịch, có quan điểm nhận định vì tàu biển có giá trị lớn, nhiều khi rất lớn nên được coi là bất động sản [23, tr. 185], và do đó được xếp vào đối tượng của biện pháp bảo đảm thế chấp. Tuy nhiên, việc phân biệt động sản hay bất động sản giờ đây không còn ý nghĩa khi BLDS năm 2005 có những quy định mới về cầm cố và thế chấp. Theo đó, tàu biển được xem là đối tượng thông dụng của biện pháp bảo đảm thế chấp. Tại Điều 33, Bộ luật hàng hải đưa ra khái niệm về thế chấp tàu biển như sau: “thế chấp tàu biển là việc chủ tàu biển dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp giữ” .

Ngoài ra, Bộ luật hàng hải cũng có các quy định về thế chấp tàu biển cũng phải tuân thủ các nguyên tắc chung của giao dịch bảo đảm . Cụ thể tại Điều 34 Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định:

(i) Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu nếu không có sự đồng ý của người nhận thế chấp tàu biển.

(ii) Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác.

(iii) Trường hợp người nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp cho người khác thì việc thế chấp tàu biển đó được chuyển tương ứng.

(iv) Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

39

chấp tàu thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp. Tuy nhiên, vấn đề khó nhất ở đây là nếu trong đa số các trường hợp, bên nhận thế chấp sẽ yêu cầu bên thế chấp giao bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của tài sản bảo đảm cho mình giữ thì yêu cầu này sẽ không thể thực hiện được bởi lẽ, khi tham gia hoạt động hàng hải trên đường biển quốc tế, tàu biển đó buộc phải có bản gốc của giấy đăng ký để xuất trình trước các các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại hải phận nước ngoài. Do đó, bên nhận thế chấp chỉ có thể giữ bản sao hợp lệ có công chứng Nhà nước. Điều này gây tâm lý không yên tâm cho bên nhận thế chấp, mặc dù việc thế chấp này sẽ được đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật (tại cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi mà tàu biển đó đăng ký).

Một phần của tài liệu Phát triển một số kỹ thuật trong đối sánh mẫu (Trang 35)