Lƣợc sử pháp luật về thế chấp trên thế giớ

Một phần của tài liệu Phát triển một số kỹ thuật trong đối sánh mẫu (Trang 56)

Thế chấp hay để đương đã xuất hiện từ thời La Mã cổ đại trong tiếng Pháp được gọi là “gage sans dépossession”. Người Hy Lạp đã có chế định “hypothèque” – là một hệ thống sổ điền thổ dùng để ghi chép các cuộc mua bán có điều kiện và không thiết lập sự chiếm giữ thực tại của người mua đối với đất đai. Hypothèque chỉ còn áp dụng đối với bất động sản từ thời Trung Cổ, trở thành một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hữu hiệu nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật cận đại và đương đại: vẫn có cầm cố động sản và cầm cố bất động sản nhưng hypothèque bảo đảm được sự cân bằng tương đối giữa các lợi ích của chủ nợ và con nợ, nhất là từ khi có cơ chế “đăng ký việc để đương” (publicité des hypothèques) nhằm công khai một phần tình trạng nghĩa vụ có bảo đảm của chủ sở hữu bất động sản.

Về sau, người La Mã, bên cạnh chế định “để đương theo hợp đồng” (hypothèque conventionnelle) còn có “để đương theo luật định” (hypothèque légale). Đến thời kỳ cuối La Mã, họ còn thiết lập chế định để đương có đặc quyền (hypothèque privilégiée) để giải quyết vấn đề thứ tự trả nợ trong trường hợp có nhiều chủ nợ để đương. Đã thấy xuất hiện những dấu hiệu tương đồng về căn cứ phát sinh giữa để đương và đặc quyền cũng như dấu hiệu ra đời của một trật tự mới

59

cho phép chủ nợ có quyền lấn lướt chủ nợ để đương;

Trong luật cổ của Pháp, sau khi huỷ bỏ biện pháp để đương đối với động sản, người Pháp đã xây dựng khái niệm đặc quyền trên các động sản cụ thể và sau đó là bất động sản. Theo đó đã bắt đầu hình thành đặc quyền mang tính chất của một quyền đối vật. Về sau họ quyết định rằng các chủ nợ có đặc quyền được nhận tiền thanh toán nợ trước các chủ nợ để đương. Bộ luật Dân sự Napoléon thừa nhận các đặc quyền bên cạnh các bảo đảm đối vật khác, cũng như sự ưu tiên của chủ nợ có đặc quyền so với chủ nợ có bảo đảm đối vật khác. Luật thực định Pháp ghi nhận sự tồn tại của khoảng hơn 170 loại đặc quyền.

Trong luật dân sự của một số quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan cũng có nhiều quy định giống nhau liên quan đến các hình thức bảo đảm truyền thống của pháp luật dân sự như cầm cố, thế chấp và bảo lãnh.

BLDS Pháp quy định ba hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: cầm cố (động sản và bất động sản), thế chấp và bảo lãnh. BLDS Thái Lan quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong Quyển III - Những đặc trưng và bao gồm hai biện pháp: thế chấp và cầm cố; BLDS Nhật Bản quy định ba biện pháp bảo đảm: cầm cố, thế chấp và bảo lãnh.

Ở Mỹ, có quy định về thế chấp động sản (Chattel mortgage), chứng nhận tín thác (trust receipt) và chuyển giao tài khoản có thể thế chấp (Assignment of acount receivable).

Như vậy, thế chấp đã xuất hiện trong hầu hết các quy định của dân luật từ rất sớm và phổ biến, xã hội ngày càng phát triển thì thế chấp cũng có những thay đổi cho phù hợp song vẫn luôn tỏ ra là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hiệu quả và không thể thiếu trong các giao dịch có bảo đảm nghĩa vụ.

60

Một phần của tài liệu Phát triển một số kỹ thuật trong đối sánh mẫu (Trang 56)