Pháp luật về thi hành án

Một phần của tài liệu Phát triển một số kỹ thuật trong đối sánh mẫu (Trang 49)

Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 14/1/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quy định về việc kê biên và xử lý tài sản bảo đảm như sau:

- Điểm 4, Điều 41 về Kê biên tài sản: “Trong trường hợp người phải thi hành án không có tài sản nào khác thì chấp hành viên có quyền kê biên cả tài sản của người đó đang cầm cố, thế chấp nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm...”.

- Điều 48 về Xử lý tài sản kê biên không bán được: “... Nếu sau hai lần giảm giá mà tài sản vẫn không bán được thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản theo giá trị đã giảm để thi hành án. Nếu người được thi hành án không nhận thì chấp hành viên trả lại tài sản đó cho người phải thi hành án và áp dụng biện pháp cưỡng chế khác”.

Thực tế, khi áp dụng các điều khoản này của Pháp lệnh thi hành án, Cơ quan thi hành án đã kê biên tài sản bảo đảm tiền vay để xử lý và trích tiền chuyển NH để thu hồi nợ cho khách hàng. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho NH rất nhiều trong quá trình thu hồi vốn vay. Tuy nhiên, có những trường hợp tài sản bảo đảm

52

sau hai lần giảm giá mà vẫn không bán được, Cơ quan Thi hành án đã giao cho NH theo giá đã giảm để thi hành án. NH cũng không hào hứng đối với việc nhận lại này vì một số lý do sau đây:

Thứ nhất, về nguồn thu nợ, khi những khách hàng đã bị chuyển sang cơ quan pháp luật xử lý thì hầu như đã “kiệt quệ” về tài chính, nếu NH không nhận tài sản thì cơ hội thu nợ là rất mong manh vì rất khó trông chờ vào nguồn thu khác của khách hàng.

Thứ hai, về giá của tài sản bảo đảm, theo như quy định trên thì cực kỳ bất hợp lý khi mà giá giảm lần thứ hai không bán được; có nghĩa là giá đó không được thị trường chấp nhận mà Cơ quan thi hành án lại buộc NH nhận với giá đó. NH sẽ phải thanh toán phần chênh lệch hơn ngay cho Cơ quan thi hành án nếu nghĩa vụ của khách hàng thấp hơn giá trị tài sản. Và từ nguồn nào NH có thể lấy ra để hạch toán chi trả cho khoản chênh lệch này? [17].

Ngoài ra, trong trường hợp NH đã phát mại tài sản nhưng không thu được đủ nợ thì khách hàng có phải thanh toán nốt phần còn thiếu hay không? Nếu khách hàng không có nghĩa vụ thì NH lấy nguồn đâu để bù đắp? Do đó, nếu như sau hai lần giảm giá mà tài sản vẫn không bán được thì người được thi hành án có quyền nhận lại tài sản để xử lý bán công khai theo quy định của pháp luật. Nếu giá trị tài sản thực tế bán được lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm thì người được thi hành án phải có trách nhiệm chuyển số tiền chênh lệch đó cho cơ quan Thi hành án để thi hành án. Giải pháp này sẽ giúp các NH yên tâm hơn khi cho các khách hàng vay và cũng là sự khuyến khích của Nhà nước trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù án phí được xem là một “đặc quyền” nhưng như vậy sẽ gây tâm lý lo lắng cho các TCTD mỗi khi phải nhận tài sản thế chấp từ cơ quan thi hành án vì có thể đoán biết trước được khả năng thu hồi nợ từ việc bán tài sản thế chấp là rất mong manh.

53

Xuất phát từ thực tiễn pháp lý như trên, các nhà làm luật có thể thấy rằng toàn xã hội đang rất quan tâm và mong mỏi pháp luật sẽ có những quy định phù hợp hơn để việc thực hiện các quyền dân sự không còn phải gặp nhiều vướng mắc và thủ tục nặng nề như hiện nay. Hơn nữa, trong tương lai, nhu cầu có một hành lang pháp lý cho hoạt động thế chấp lại càng nhiều hơn bởi sự tồn tại của biện pháp này được xem là lẽ đương nhiên và nhờ vào nó, đại bộ phận trong dân cư sẽ có cơ hội biến các dự án, các mục đích tiêu dùng khả thi, an toàn trở thành hiện thực, cung cấp những khoản vốn đầu tư khổng lồ trong dân doanh... Vai trò của hoạt động thế chấp trong đời sống kinh tế là không thể phủ nhận nhưng những quy định của pháp luật để điều chỉnh chế định này lại chưa tỏ ra cân xứng, do đó, chưa phát huy được hết ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự này trong cuộc sống. Trong chương 2, Tôi muốn trình bày những điểm cơ bản nhất về vai trò, ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thế chấp để chứng minh cho quan điểm: Sự tồn tại, phát triển của hoạt động thế chấp là một thực tế lịch sử khách quan nhưng những quy định của pháp luật để điều chỉnh nó chưa thực sự đáp ứng được những ý nghĩa to lớn mà hoạt động thế chấp có thể mang lại.

54

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Phát triển một số kỹ thuật trong đối sánh mẫu (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)