So với tàu biển, tàu bay có đặc tính di động lớn hơn, bởi nó có thể di chuyển trên mặt đất, trên mặt nước và trong không trung [6, tr.138]. Do đó, tàu bay là động sản nhưng là loại động sản đặc biệt. Chính tính chất di động rất rộng lớn của tàu bay đã làm phát sinh ra những vấn đề cực ký phức tạp.Ví dụ trong trường hợp tàu bay đang ở nước ngoài bị một chủ nợ thường tịch biên trong khi nó đang là tài sản thế chấp ở một nước khác, việc này gây ảnh hưởng xấu cho các Chủ nợ có bảo đảm. Thông thường, Luật nơi tàu bay đăng ký (Luật cờ quốc tịch). Nhưng hầu hết các Quốc gia không công nhận cách giải quyết xung đột này và viện dẫn đến trật tự công cộng của mình.Vì vậy, việc thống nhất các quy tắc quốc tế liên quan đến thế chấp tàu bay là rất quan trọng [6, tr. 139].
Cũng tương tự như tàu biển, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam có các quy định về thế chấp tàu bay, đó là: Tại khoản 1 - Điều 32: “Người thế chấp tàu bay giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay của tàu bay thế chấp”. Như vậy, quy định của pháp luật chỉ rõ là bên nhận thế chấp sẽ giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay. Mặc dù vậy, cũng như đối với tàu biển, việc tàu bay Việt Nam hoạt động trên không phận quốc tế không cho phép thiếu bản
40 chính này.
Nếu như tàu biển còn được nhận làm tài sản thế chấp tại một số các NH, nhất là Ngân hàng Hàng hải thì đối với tàu bay, đây là loại tài sản ít được xuất hiện trong các giao dịch bảo đảm bởi tính rủi ro cao cũng như quy trình xử lý tài sản thế chấp rất phức tạp.