Thoả mãn quyền yêu cầu đối với bên có nghĩa vụ cần phải có biện pháp bảo đảm

Một phần của tài liệu Phát triển một số kỹ thuật trong đối sánh mẫu (Trang 52)

pháp bảo đảm

Thực tế cho thấy, không phải bất cứ chủ thể nào khi tham gia các giao dịch đều có thiện chí trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình. Trong một quan hệ nghĩa vụ, người có quyền được chủ động yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ hoặc không thực hiện một công việc nhất định và chỉ khi nào công việc đó được thực hiện đúng, thì người có quyền mới thỏa mãn lợi ích của mình [1, tr.297].

Tuy vậy, về cách thức, biện pháp và việc có thực hiện hay không thực hiện, thực hiện đầy đủ hay không đầy đủ nghĩa vụ lại phụ thuộc vào hành vi của người có

55

nghĩa vụ. Thế là, quyền chủ động của Bên có quyền lại rơi vào thế bị động, tức là phải lệ thuộc vào hành vi của người khác để thỏa mãn yêu cầu của mình. Để vừa duy trì và phát triển quan hệ giao thương với nhau nhưng cũng để bảo đảm cho việc cam kết thực hiện nghĩa vụ của Bên có nghĩa vụ được thực thi trên thực tế. Bên có quyền yêu cầu - Chủ nợ cần Bên có nghĩa vụ - Con nợ đưa ra những biện pháp bảo đảm nhất định để làm tin, làm chứng. Mục đích của việc này là tránh được các rủi ro cho Bên có quyền trong trường hợp Bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng thỏa thuận, cam kết. Khi đó, Chủ nợ có thể chủ động tiến hành các hành vi của mình để tác động trực tiếp đến tài sản của Con nợ, nhằm thỏa mãn quyền lợi của mình khi đến thời hạn mà phía Con nợ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Chẳng hạn, Bên có quyền có thể bán, chuyển nhượng, tặng cho...tài sản là đối tượng của quan hệ bảo đảm.

Một phần của tài liệu Phát triển một số kỹ thuật trong đối sánh mẫu (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)