Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 95)

Trên cơ sở dạy thực nghiệm sư phạm và kiểm tra hoạt động nhận thức HS sau giờ học, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Ở lớp 12B (lớp đối chứng), GV sử dụng PPDH truyền thống theo cấu trúc SGK nhưng giờ học chủ yếu do GV tự tìm hiểu nội dung rồi thông báo cho HS biết và ghi chép. Do đó, quá trình học chủ yếu là hoạt động của thầy, HS ghi chép, lĩnh hội kiến thức bị động khiến giờ học trở nên căng thẳng. GV tuy vất vả trong việc truyền thụ kiến thức nhưng HS vẫn không thấy hứng thú. HS trong giờ học có tập trung, chú ý nghe giảng, tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài và đã trả lời đúng hướng những câu hỏi mà GV đặt ra, nhưng việc lĩnh hội kiến thức thiếu vững chắc, vì khi kiểm tra hoạt động nhận thức, các em trả chưa đầy đủ và chính xác.

Ở lớp 12 A (lớp thực nghiệm), cũng cùng nội dung bài giảng nhưng tiến hành các biện pháp dạy học sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH phát huy tính tích cực, chủ động học tập của HS. Trước khi vào bài học, GV nhắc trước HS chuẩn bị trước ở nhà những nội dung liên quan đến từ khóa trung tâm “Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt

Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất”, bằng các SĐTD như GV đã được làm quen từ trước.

Trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới, GV hướng HS tư duy cùng về một hướng để tìm hiểu nội dung của toàn bài. Với các nhánh của sơ đồ, bằng những từ khóa ngắn gọn, súc tích hỗ trợ các em trong quá trình ghi chép kiến thức vào vở, xác định được đâu là kiến thức cơ bản cần ghi nhớ. Kết quả là chất lượng dạy học qua kiểm tra thu được rất khả quan. Các em đều làm khá đầy đủ các câu hỏi trong bài kiểm tra, song do chất lượng của các câu trả lờ i có sự khác nhau giữa HS trong lớp khác nhau và giữa hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với nhau. Đại đa số các em trong lớp thực nghiê ̣m trả lời tốt hơn ở lớp đối chứng.

96

Dựa vào tiêu chí đánh giá: Giỏi (8 - 10 điểm); Khá (6,5 - 7,5 điểm); Trung bình (5 - 6 điểm); Yếu (dưới 5 điểm), chúng tôi thu được bảng dữ liệu kết quả cu ̣ thể như sau:

Lớp Số HS Giỏi, xuất sắc (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu, kém (%) 10 9 8 Tổng(%) 7 6 5(%) Thực nghiệm 12A 32 5 15,6 7 21,9 10 31,2 22/32 68,7 6 18,8 4 12,5 0/32 Đối chứng 12B 32 0 2 6,3 10 31,2 12/32 (37,5%) 5/32 (15,6%) 9/32 (28,1%) 6/32 (18,8%) 68.7 18.8 12.5 0 37.5 15.6 28.1 18.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém

Loại

% Thực nghiệm 12A

Đối chứng 12B

Biểu đồ 2.1. So sánh kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Qua bảng s ố liệu và biểu đồ so sánh trên ch úng ta thấy ở lớp thực nghiệm 12A đạt kết quả cao hơn so với lớp 12B - lớp đối chứng. Tại lớp thực nghiệm, các em đã nắm vững và vận dụng, huy động kiến thức nhanh hơn HS lớp đối chứng. Vì vậy, điểm giỏi và xuất sắc (8, 9, 10) ở lớp thực nghiệm (đạt 68,7%), chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với lớp đối chứng (đạt hơn 37,5 %). Tỉ lệ được điểm khá ở lớp thực nghiệm cũng cao hơn so với lớp đối chứng, trong khi lớp đối chứng đa số HS đạt điểm ở mức trung bình. Đặc biệt, tỷ lệ HS đạt điểm yếu kém của lớp thực nghiệm là 0%, chứng tỏ hiệu quả của các biện pháp đề xuất.

97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sử dụng SĐTD để rèn KNTH bộ môn lịch sử cho HS hệ bổ túc THPT là biện pháp quan trọng và cần thiết trong đổi mới PPDH hiện nay. Nó kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực hoạt động của HS, tăng cường hiệu quả học tập, tăng cường trách nhiệm cá nhân, yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau, tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm, môi trường học thoải mái, không căng thẳng, tạo cơ hội cho các em giao tiếp, thể hiện được quan điểm của mình và có thể giúp đỡ lẫn nhau.

Việc sử dụng SĐTD có giá trị tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả bài học và kích thích được lòng say mê học tập lịch sử của HS, qua đó giúp các em lĩnh hội kiến thức lịch sử chính xác, nhanh chóng và ghi nhớ được lâu hơn những gì đã học. Điều đó góp phần tích cực hiện thực hóa quan điểm dạy học nhằm phát huy tính tích cực của HS. Sử dụng SĐTD còn góp phần khắc phục được tình trạng “dạy chay” đang còn khá phổ biến hiện nay. Mặt khác cũng làm thay đổi quan điểm sai lầm cho rằng DHLS chỉ cần ghi nhớ và học thuộc các sự kiện trong SGK mà không cần thực hành. Hiện nay ở các trường việc sử dụng SĐTD là rất thuận lợi vì nó dễ xây dựng, dễ sử dụng và phù hợp với tâm lý của HS phổ thông. Tuy nhiên, thực tiễn DHLS hiện nay, việc sử dụng SĐTD để rèn KNTH cho HS vẫn còn rất hạn chế và chưa được GV quan tâm thực hiện một cách thường xuyên. Điều đó là do vẫn chưa có sự nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa to lớn của biện pháp này vận cũng như tâm lý ngại tìm tòi, sáng tạo của GV trong việc dụng phương pháp mới.

Để áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học đạt hiệu quả tích cực, ngoài việc tuân thủ các quy trình mang tính đặc trưng của phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, còn tuỳ thuộc vào năng lực của GV, đòi hỏi người thầy phải có sự linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, nghệ thuật sư phạm của người mình. Bên cạnh đó, GV cần chú trọng đến các yêu cầu về đổi mới PPDH để từng bước nâng cao chất lượng dạy học để HS ngày càng tiến bộ và tích cực hơn.

Chúng tôi đã đề xuất các biện pháp sử dụng SĐTD để rèn KNTH và qua thực nghiệm sư phạm đã chứng minh các biện pháp này đều đạt hiệu quả rất cao, HS hiểu bài và hoàn thành tốt các bài kiểm tra lịch sử.

98

2. Khuyến nghị

Trước thực tiễn việc sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS hệ bổ túc THPT nói riêng và cho HS THPT nói chung, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị:

2.1. Đối với GV

Phải coi việc sử dụng SĐTD trong dạy học là một hoạt động chuyên môn nghiêm túc, được sử dụng và trau đồi thường xuyên.

Có kế hoạch sử dụng sơ đồ và giao nhiệm vụ thực hành phải phù hợp với từng đối tượng HS. Phát huy cao độ tích tích cực, tự giác của HS và gắn học đi đôi với hành. GV phải luôn tìm tòi, sáng tạo, bồi dưỡng kiến thức, vận dụng các PPDH mới, đáp ứng được yêu cầu của thời đại và mục tiêu giáo dục đề ra. GV cần bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng, mục tiêu của bài giảng là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu. Dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. Khi thực hiện tiết soạn giảng, GV cố gắng đưa ra những đóng góp và sáng tạo riêng mình cũng như những sáng kiến của đồng nghiệp vào thiết kế để vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực như sử dụng SĐTD trong dạy học để đạt hiệu quả cao. Có thể lần đầu áp dụng kĩ thuật mới này, chắc chắn một số thầy, cô giáo rất lúng túng trong việc dùng phần mềm Mind map, sẽ vất vả nếu vẽ bằng thủ công, mong sự chịu khó, hợp tác trao đổi của các GV cùng đồng nghiệp trong và ngoài trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.2. Đối với BGH nhà trường

Nhà trường cần trang bị cơ sở vật chất cần thiết giúp cho quá trình giảng dạy của GV được thuận lợi và nhanh chóng.

Cần động viên, nhắc nhở GV thường xuyên áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực và đổi mới theo PPDH tích cực. Bởi vì, sử dụng SĐTD, HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Qua đó GV sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng và quan trọng hơn sẽ giúp HS nắm được kiến thức thông qua một "bản đồ" thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức tạo điều kiện thoải mái cho người dạy cũng như người học.

99

2.3. Đối với HS

HS thường xuyên tự lập SĐTD sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích… Và đó chính là để các em “học cách học”, học cách tiếp thu và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi không tham vọng giải quyết được mọi vấn đề trong việc sử dụng SĐTD vào rèn luyện KNTH cho HS hệ bổ túc THPT qua một khóa trình lịch sử cụ thể. Đây là một vấn đề khó không thể làm được trong một sớm một chiều mà là vấn đề được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm và tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy, với năng lực và kinh nghiệm hạn hẹp của người nghiên cứu, công trình không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi xin cảm ơn những ý kiến hướng dẫn, đóng góp của các thầy, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình.

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Châu Vân Anh (2010),Sử dụng bản đồ tư duy rèn luyện một số kỹ năng học

tập cho HS”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục (63).

2.Nguyễn Mạnh Hƣởng (2009), Thiết kế giáo án điện tử môn Lịch sử theo hướng

phát huy tính tích cực của học sinh, Tạp chí Thiết bị Giáo dục (48).

3. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên) (1976), Phương pháp dạy học lịch

sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội .

4. Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng (Chủ biên) (1999), Phát huy tính tích cực

của HS trong dạy học Lịch sử ở trường THCS. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Côi – Trần Vĩnh Tƣờng

(2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử. Nxb Đại học Quốc Gia Hà

Nội.

6. Phan Ngọc Liên (chủ biên)(2009), Phương pháp luận sử học. Nxb Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

7. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2009), Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng,

Phương pháp DHLS tập 1. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

8. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng(2009),

Phương pháp DHLS tập 2. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

9. Phan Ngọc Liên (2002), Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông. Nxb Đại học

Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Luật giáo dục, 2010.

11. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8 (1996). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Lƣơng Ninh (1978), “Mấy vấn đề về nghiên cứu cải cách chương trình bộ môn

lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (4).

13. Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Trung

tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.

14. Trịnh Đình Tùng (1998), “Mấy biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục của bài

học Lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (4).

15. Trịnh Đình Tùng (Chủ biên) (2006), Hệ thống các phương pháp dạy học lịch

101

16. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học - Truyền thống và đổi mới.

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Phan Thị Tuyền (2011), Sử dụng phần mềm Mind Manager trong dạy học các bài ôn

tập, sơ kết LS lớp 10 THPT (chương trình chuẩn) ”, Khóa luận tốt nghiệp, khoa Sử, Đại

học sư phạm Hà Nội.

18. Từ điển Bách Khoa (2001), Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Phƣơng Thanh (2009), Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt

động học trong đổi mới PPDH Lịch sử lớp 10 trường THPT (chương trình cơ bản),

Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Sư phạm, Hà Nội.

20. Văn kiện nghị quyết TW 2(1997), khóa VIII. Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

21. Văn kiện nghị quyết TW 4, khóa VIII(1997). Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

22. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011). Nxb Chính Trị Quốc Gia,

Hà Nội.

23. Phạm Viết Vƣợng (2000), Giáo dục học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

24. Nguyễn Nhƣ Ý (1996), Từ điển Tiếng Việt thông dụng. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

* Tài liệu nước ngoài

25. I.F.Kharlamop (1970), Phát huy tính tích cực học tập của HS như thế nào.

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Macmilan (2002), English dictionnary for advance learner, Macmilan.

27. M.N. Sacđacôp (1970), Tư duy của HS. Nxb Giáo dục, Hà Nội

28. N.G. Đairi (1973), Chuẩn bị giờ học LS như thế nào. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

102

PHỤ LỤC Phụ lục chƣơng 1 Phụ lục 1.1: Phiếu điều tra giáo viên và học sinh 1.1.1. Phiếu điều tra dành cho giáo viên

PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho giáo viên)

Họ và tên :...

Số năm công tác : ...

Trường...

Huyện, Tỉnh (Thành phố): ... Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông, xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến về việc sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nếu đồng ý, thầy (cô) đánh dấu (X) vào ô trống :

1. Thầy (cô) quan niệm nhƣ thế nào về sơ đồ tƣ duy trong dạy học lịch sử?

□ Là một cách “ghi chép” nhằm giúp học sinh tìm tòi, đào sâu, mở rộng, tóm tắt ý chính, hệ thống hóa một chủ đề hoặc giải một bài tập.

□ Là việc học sinh sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết để tóm tắt ý chính, hệ thống hóa một chủ đề hoặc giải một bài tập.

□ Là một cách “ghi chép” bằng cách kết hợp hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết nhằm giúp học sinh tìm tòi, đào sâu, mở rộng, tóm tắt ý chính, hệ thống hóa một chủ đề hoặc giải một bài tập.

□ Là một cách “tư duy” của học sinh sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết để tìm tòi, đào sâu, mở rộng, tóm tắt ý chính, hệ thống hóa một chủ đề hoặc giải một bài tập.

2. Vai trò của sơ đồ tƣ duy trong dạy học lịch sử là

□ Giúp phát triển tư duy, kĩ năng thực hành và ghi nhớ cho học sinh. □ Tăng cường khả năng ghi nhớ các sự kiện lịch sử.

□ Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

103

3. Theo thầy (cô) môn lịch sử có cần thực hành không?

□ Có □ Không

Vì sao? ………..

4. Sử dụng sơ đồ tƣ duy để rèn kĩ năng thực hành cho học sinh là

□Giúp giáo viên không phải làm việc nhiều trên lớp.

□ Rèn luyện tính tích cực, chủ động của học sinh trong nhận thức và hành động.

□ Gắn việc “học đi đôi với hành”, phát triển óc sáng tạo của học sinh. □ Phát triển năng lực tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề.

5. Sử dụng sơ đồ tƣ duy để rèn kĩ năng thực hành cho học sinh nhằm

□ Động não và kiến tạo kiến thức.

□ Tiếp thu, ghi nhớ kiến thức nhanh và lâu nhất.

□ Rèn luyện các kĩ năng tư duy lịch sử một cách thành thạo. □ Phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

6. Thầy cô có thƣờng xuyên sử dụng sơ đồ tƣ duy để rèn luyện kĩ năng thực hành lịch sử cho HS không?

□ Rất thường xuyên. □ Thỉnh thoảng. □ Thường xuyên. □ Không bao giờ

7. Những loại sơ đồ tƣ duy nào có thể sử dụng để rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh?

□Sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức

□ Sơ đồ tư duy để giải các bài tập trên lớp □ Sơ đồ tư duy để rèn năng lực tư duy

□ Sơ đồ tư duy để liên kết, hệ thống hóa lại kiến thức.

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)