Nội dung

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 65)

Theo cấu tạo của SGK, phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 – 1930 lớp 12 (Chương trình chuẩn) được chia làm 2 bài:

Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930.

Nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1930 đề cập chủ yếu đến những vấn đề sau:

Thứ nhất: Việt Nam từ 1919 đến năm 1925. Trong nội dung này, HS cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:

66

- Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất:

+ Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) của thực dân Pháp và những ảnh hưởng của nó đến tình hình Việt Nam, nhất là về mặt xã hội trong những năm đầu thế kỉ XX.

+ Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội Việt Nam sau tác động của chương trình khai thác thuộc địa và chính sách cai trị của thực dân Pháp.

+ Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam (tư sản dân tộc phát động phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá (1919), chống độc quyền cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì (1923); Các tầng lớp tiểu tư sản được tập hợp trong các tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt,... với nhiều hình thức đấu tranh như : xuất bản những tờ báo tiến bộ, tổ chức ám sát những tên trùm thực dân (tiếng bom Sa Diện), phong trào đòi thả Phan Bội Châu, đám tang Phan Châu Trinh). Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

- Thứ hai: Việt Nam từ 1925-1930: Gồm Bài 13 “phong trào dân tộc dân

chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930” đề cập đến sự ra đời và hoạt động của

hai tổ chức cách mạng (Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và tổ chức Việt Nam quốc dân đảng). Những hoạt động yêu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam dẫn tới sự hình thành 3 tổ chức cộng sản năm 1929. Đồng thời, sự thất bại của Việt Nam Quốc dân Đảng với khởi nghĩa Yên Bái và sự phân hóa của Tân Việt cách mạng Đảng đã chứng minh cho sự phù hợp, đúng đắn của con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam. Đặc biệt cần tập trung những vấn đề: hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng, ý nghĩa về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt là nội dung của Chính cương vắn tắt, điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

2.2. Những yêu cầu khi sử dụng sơ đồ tƣ duy để rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh hệ bổ túc THPT

2.2.1. Sự phù hợp với đặc trưng bộ môn

Để có thể vận dụng thành công bất cứ một phương pháp, kỹ thuật dạy học nào trong dạy học GV cần có những hiểu biết nhất định về phương pháp đó và phải

67

gắn nó phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Sở dĩ phải đặt ra yêu cầu này vì trong QTDH mỗi môn học đều có những đặc trưng riêng, quyết định việc tổ chức một giờ học. Trong đó, nội dung và PPDH có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trường hợp nó quy định lẫn nhau. Ở bình diện kĩ thuật, PPDH cần tương thích với nội dung và mỗi nội dung dạy học phải lựa chọn những PPDH phù hợp với nội dung đó.

Khác với các môn học khác, bộ môn lịch sử miêu tả những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ nên không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử, mà cần phải thông qua những "dấu tích" của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Cho nên, việc tất yếu không thể không tiến hành là cho HS tiếp nhận thông tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Cần tạo ra trong nhận thức của HS những hình ảnh cụ thể, sinh động rõ nét về các nhân vật lịch sử, các sự kiện trong thời gian không gian với điều kiện lịch sử, quan niệm xã hội cụ thể. Kiến thức của môn lịch sử phong phú và luôn luôn đòi hỏi sự chính xác trong khi thời gian cho mỗi tiết học lại rất ít. Bởi vậy, DHLS theo quan niệm hiện đại không phải là sự học thuộc, nạp vào trí nhớ của người học theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, học thuộc lòng theo thầy, theo SGK mà là học thông qua quá trình làm việc, tìm hiểu sử liệu, tự tạo cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Từ đó, các em sẽ tự phát hiện ra dấu hiệu về các sự kiện đó và hình thành dần trong nhận thức biểu tượng về chúng. Giống như HS THPT, HS hệ bổ túc sử dụng chung bộ SGK. nên khi sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH thì HS dù học theo hệ nào cũng phải xuất phát từ đặc trưng của bộ môn lịch sử. Tuân thủ yêu cầu này các em có thể tiếp thu kiến thức của bài học với những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ dễ dàng hơn.

2.2.2. Phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh hệ bổ túc THPT

Khi sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử cho HS hệ bổ túc THPT thì một nguyên tắc rất quan trọng cần tuân thủ đó là sự phù hợp giữa phương pháp sử dụng với đặc điểm nhận thức của HS. Trong bất cứ lĩnh vực cũng như ngành nghề nào cũng đều phải quan tâm đến đối tượng hoạt động của mình. Cảnh sát điều tra tội phạm không thể không bám sát đối tượng điều tra. Bác sĩ phải hiểu bệnh nhân của mình để điều trị. Nghiên cứu khoa học cũng phải bám sát đối tượng

68

nghiên cứu và đặc biệt trong dạy học - giáo dục, người GV càng phải hiểu đối tượng của mình để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục sao cho phù hợp và có hiệu quả. Không hiểu và không bám sát được HS thì mọi công tác giảng dạy và giáo dục sẽ chỉ là những lý thuyết kinh điển xa rời thực tiễn, không tác động trực tiếp đến từng đối tượng cần được quan tâm.

Từ trước tới nay, lý luận dạy học đã từng chỉ ra rằng, nội dung quyết định PPDH. Trên cơ sở nội dung bài học, GV lựa chọn phương pháp. Điều đó hoàn toàn đúng, song thực tiễn lại cho thấy rằng, đối tượng HS mới là cơ sở quan trọng và quyết định tới thành công của PPDH đó. Vì vậy, trong đổi mới PPDH hiện nay, dạy học sát đối tượng trở thành yêu cầu bắt buộc mà mỗi GV trong các nhà trường phải thực hiện.

Dạy học phù hợp với đối tượng là gì? Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, dạy học sát đối tượng có nghĩa là GV phải hiểu biết sâu sắc đối tượng HS của mình để từ đó lựa chọn nội dung và PPDH cho phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực học tập của HS tức là phải đảm bảo tính vứa sức đối với các em. Tính vừa sức được thể hiện ở việc xác định nội dung bài học vừa đủ, phù hợp với chương trình của mỗi lớp, mỗi cấp học và đặc điểm nhận thức của HS. Đồng thời, trình bày kiến thức phải ngắn gọn, súc tích, sinh động nhưng không rườm rà, không đưa nhiều tên riêng và những thuật ngữ, khái niệm khó, quá tầm nhận thức của HS.Cụ thể là GV phải hiểu được trình độ nhận thức của HS ở mức độ nào? Tinh thần, thái độ, động cơ, ý thức học tập ra sao? Sở trường, nguyện vọng, cá tính nổi bật của từng HS là gì? Những ưu điểm, nhược điểm của HS và phải biết được HS của mình đang thiếu hụt điều gì, cần cái gì… Có hiểu được như vậy GV mới tìm được biện pháp tác động có hiệu quả, mới đem lại được những cái cần và đủ cho từng HS.

Đối với HS hệ bổ túc THPT đặc điểm nhận thức của các em còn hạn chế, ý thức kỷ luật chưa cao. Trong khi đó, môn lịch sử lại là môn học nhiều lý thuyết và kiến thức đều là những sự kiện diễn ra trong quá khứ. Bởi vậy, nội dung bài giảng của GV cần tinh giản đến mức độ tối đa, song vẫn đảm bảo HS phải nắm vững những kiến thức cơ bản, cần thiết và cốt lõi nhất của bài học, môn học. Do đó, sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH lịch sử cho HS, GV không nên tham kiến thức và tuyệt đối tránh đưa ra những kiến thức khó, phức tạp, rườm rà. Phải tìm những con

69

đường dễ dàng nhấtgiúp HS lĩnh hội kiến thức hết sức ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu,

dễ thuộc, dễ nhớ; tránh lan man, dài dòng, rồi từ từ nâng lên tùy thuộc vào khả năng nhận thức của các em. Thông qua sử dụng SĐTD, HS sẽ được rèn KNTH một cách thành thạo, đồng thời cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi HS, khuyến khích các em trả lời và tích cực học tập.

2.2.3. Đảm bảo phát huy tính tích cực học tập đối với học sinh hệ bổ túc THPT

Khi sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử, GV sau khi tìm hiểu nhu cầu, hứng thú, thói quen của HS thì cần tổ chức các hoạt động để các em tự làm việc, phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của người học. Đây là một yêu cầu hàng đầu được đặt ra đối với bất kỳ một PPDH nào bởi nó quyết định đến thành công của bài học cũng như chất lượng của giáo dục đào tạo. Một tiết học chỉ có thể coi là thành công khi nó phát huy được tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học.

Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS đòi hỏi phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc - chép”, GV làm trung tâm sang cách dạy lấy HS làm trung tâm, hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này HS là chủ thể hoạt động, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. GV cần chú ý đến việc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để tránh nhàm chán và gây hứng thú cho người học. Đối với HS hệ bổ túc thì yêu cầu này càng trở nên quan trọng bởi có phát huy được tích cực, độc lập nhận thức, đặc biệt là tư duy độc lập, tự giác thì mới tạo ra được hứng thú cho các em. Do đó, khi sử dụng SĐTD để rèn KNTH cho HS, GV cần phải chú trọng đến yêu cầu này để không chỉ tạo ra một giờ học sôi nổi, thành công mà còn tạo động cơ, thói quen cho các em trong học tập cũng như khi bước vào cuộc sống sau này.

2.2.4. Sơ đồ tư duy được sử dụng phải phù hợp với các kĩ năng thực hành

Để đạt hiệu quả cao nhất trong sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử thì GV phải lựa chọn được các hình thức SĐTD phù hợp với KNTH cần rèn luyện cho HS hệ bổ túc THPT. Muốn làm được như vậy, GV cần:

Lựa chọn đúng kiến thức cơ bản: Kiến thức lịch sử là vô hạn trong khi thời

70

ra yêu cầu phải khôi phục lại bức tranh lịch sử với tất cả những gì đúng như nó vốn có nên việc xác định kiến thức cơ bản là một phương pháp khoa học mang tính sư phạm, là yêu cầu đầu tiên đối với việc DHLS. Vậy cơ bản là gì? khi nói đến cái cơ bản, không chỉ tìm hiểu cơ bản là gì? mà chủ yếu là: Cơ bản là cái gì?cơ bản đối với ai? đâu là cái cơ bản? Vì vậy khi nói đến cơ bản thực chất là nói đến sự lựa chọn [12]. Theo đó, thì xác định kiến thức cơ bản phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định:

Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của DHLS đối với từng khóa trình, từng chương, từng bài cụ thể.

Phải căn cứ vào đối tượng nhận thức - HS về khả năng, trình độ những cái các em đã có, những cái chưa có, hứng thú học tập của các em. Các tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên) trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử, quan niệm kiến thức cơ bản là "những sự kiện tiêu biểu có thể vẽ lên bức tranh quá khứ một cách chân thật nhất và làm cho học sinh phân biệt được các thời kỳ lịch sử của quốc gia khác nhau của lịch sử. Đó là những khái niệm cơ bản nhất, những quy luật, nguyên lý, lý thuyết, tư tưởng, nhận định, quan điểm chủ yếu giúp học sinh hiểu đúng đắn lịch sử và tự hình thành một cơ sở lý luận để tiếp tục học tập và nghiên cứu. Đó là những phương pháp cơ bản để lĩnh hội kiến thức và đổi mới tri thức cũ

và để bước đầu biết vận dụng tri thức và hoạt động thực tiễn" [3; 73].

Khi biên soạn SGK các nhà nghiên cứu đã cố gắng lựa chọn những nội dung cần thiết trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học nhưng trong QTDH người GV phải căn cứ vào tình huống sư phạm cụ thể, đối tượng HS để lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất. Điều này giúp GV đưa ra những định hướng đúng, những vấn đề cần thiết để HS thực hành trên cơ sở là các SĐTD và tránh được tình trạng tràn lan kiến thức, mất thời gian, gây mệt mỏi và giảm hứng thú của HS.

Xác định mục đích thực hành: GV là người tổ chức, hướng dẫn, theo dõi quá

trình thực hành và kiểm tra đánh giá kết quả nên cần phải hiểu rõ mục đích thực hành để thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu của bài học. Muốn xác định mục đích thực hành, GV phải nắm vững kế hoạch, yêu cầu giảng dạy của cả khóa trình, của từng chương, từng bài cụ thể và hiểu rõ bản chất của các loại hoạt động, hành động thực hành.

71

Lựa chọn sơ đồ tư duy phù hợp: Sau khi lựa chọn được các kiến thức cơ bản

và mục đích thực hành, GV cần lưu ý đến những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép để đưa ra một sơ đồ tư duy phù hợp: vẽ bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để cụ thể hóa các sự kiện lịch sử. Qua đó, KNTH của HS được nâng lên, hiệu quả bài học sẽ được củng cố rõ rệt.

2.2.5. Đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh, điển hình, sinh động

Tính trực quan sinh động là nguyên tắc cơ bản, quan trọng đối với dạy học nói chung, DHLS ở trường phổ thông nói riêng xuất phát từ quy luật nhận thức của V.I. Lê-nin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng

trở về thực tiễn”. Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn lịch sử, HS không trực tiếp

quan sát được các sự kiện, hiện tượng và GV cũng không thể thực hiện thí nghiệm để dựng lại hiện tượng quá khứ đúng như nó đã tồn tại. Vì vậy, trong DHLS, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho HS, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử của HS. Khi DHLS và rèn KNTH cho HS, GV phải xây dựng hoặc giúp HS xây dựng một hệ thống kênh hình phong phú cụ thể, hình ảnh, sinh động và sáng tạo, gắn liền với các sự kiện lịch sử. Có như vậy, SĐTD mới thu hút được sự chú ý của HS và khơi dậy trí tò mò, sáng tạo của các em. Trong dạy học phải kết hợp với lời nói sinh động, giàu hình ảnh của

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)